Qua phà Ava_0110Qua phà Ava_0310
levinhlamdh_tv
Qua phà Ava_0710Qua phà Ava_0910
levinhlamdh_tv
Danh Hiệu Đại Tá

Đại Tá
Tổng số bài gửi : 186
Join date : 29/12/2008
Tuổi : 34
Qua phà Vide10
Qua phà Thtx_010Qua phà Thtx_011Qua phà Thtx_012
Qua phà Thtx_013

Tiêu Đề: Qua phà



Đúng 8 giờ 15 phút tôi có mặt trên chuyến phà sang “Bắc Cần Thơ”.Trong cái không gian chật hẹp và ồn ào, thì tôi đã bắt gặp một hình ảnh của một đứa bé với dáng vẻ ngệt ngoạc của sự tất bật và vội vả.Từ cái nhìn đầu tiên khi nhìn đứa bé,thì tôi có một cảm giác thật bồn chồn và rạo rực, tôi như nhìn về cái xã hội mà mình đang sống Nó thật là phức tạp và nhiều điều mình phải suy nghĩ.Suy nghĩ về chính mình ,suy nghĩ về những người mà đang sống cùng mình và cả cái xã hội mà mình đang sống vì nó.
Than ôi ! Nó thật còn nhiều cảnh đời vất vả và tội nghiệp.
Trông cái nhìn đầu tiên, trước mắt tôi đó là một cô bé trạng tuổi chín – mười, cái tuổi mà đáng lẻ phải cấp sách đến trường, được học hành và vui chơi trong vòng tay của bè bạn và thầy cô.Thế nhưng cô bé mà tôi nhìn thấy lại không có cái diễm phúc đó cái mà mình đáng được hưởng. Nhưng tôi lại nghĩ đó chăng là suy nghĩ chủ quan của tôi từ cái nhìn khách quan của một kẻ qua đường? gặp một cô bé dạng dày trong cái vẻ thô thiển của cơ thể, của cái bản tính mưu sinh –đã quá thành thạo với cái việc kiếm tiền-cái bản tính mà như lớn hơn cả cái tuổi nhỏ nhắn của cô, hơn nữa với cái dáng vẻ bề ngoài quá nỗi “dơ dáy và bẩn thiểu”.”Đôi chân thì sệch soạch từng bước, từng bước len lõi,không giày, không dép, luồng lách qua từng chiếc xe khách đang nỗ máy chờ qua bên kia sông ,mặc nhiên cho đôi chân trần cứ rong rỗi theo những người khách mà mời gọi mua từng tấm vé số. Mái tóc thì cuồn cuộn những chùm tơ gối đang say sưa trong làng khói của những chiếc xe đắc tiền, nó cứ bay và tung té trên bầu không khí ồn ào và vui nhộn của những người khách,đôi cánh tay thì săn chắc đang mãi miết cầm những tờ vé số mà không hề biết mõi mệt và trong giây phút đó tôi lại tự hỏi và đắng đo rồi cả giây phút nặng trĩu cõi lòng rồi tự hỏi “tại sao xã hôi này lại có những cảnh đời, những con người lại đáng tội nghiệp và đáng thương vậy ?”.Rồi tôi lại nhìn tất cả những thành viên đang đi trên chuyến phà qua bên kia sông, từ những người tri thức trong dáng vẻ của bộ đồ nhẵn nhuội, rồi những người nông dân hay anh bán dạo hàng rong đang nôn náo nhìn xăm xăm về phía bên kia bờ hay những chàng thanh niên đang phê pha trong hương khói của điếu thuốc lá và nhiều, nhiều nữa những con người đang tất bật nhịp sống mưu sinh, họ có nghĩ như chính tôi đang nghĩ không?
Nhiều lúc tôi lại bật cười chính tôi mà cho rằng: “không! Họ sẽ không nghĩ như tôi,chắc có lẽ một người học văn như tôi mới có những bâng khuâng, trăng trỡ cho những cảnh đời đó vì những con người mà tôi bắt gặp đó nó giống như những tác phẫm mà tôi đã học quá, nó làm tôi cảm thấy chạnh lòng cho những con người đó”
Nhưng trong một giây phút suy tư đó thì tôi lại có nhiều suy tư khác nữa, cái suy nghĩ mà tôi nếu kéo được trong vô vàng suy nghĩ đó là :phải chăng những người mà tôi nhìn thấy đó quả là những con người bất hạnh? Hay họ giả tạo để mong có được sự thương hại của người khác? Để họ kiếm được vài ba đồng tiền từ chính sự thương hại để nuôi sống bản thân trong cái quá khứ tối đen của họ, là họ từng là những con người chạy theo ham thích cá nhân mà trốn tránh đèn sách học hành” Họ thích sống cuộc sống nhàn rỗi-thích làm những công việc đơn giản nhưng hiệu quả bởi cái trò lừa gạt và lụm lặc thương hại từ người khác.
Trở lại đứa bé mà trong đôi mắt tôi nó là một cô bé đáng thương và nhiều bất hạnh.Cái mái tóc thì oăn oăn, rối rối, rối và oăn đang xen vào nhau như ôm lấy,quấn quých nhau, tất cả được trang điểm bởi khuông mặt bụi bậm và đen đuá, đôi cánh tay mõi mệt nâng niu những tờ vé số rồi từ cánh tay đó ta lại bắt gặp một đôi mắt thương hại và trông chờ từ phía người mua, có vẻ đáng thương và vất vả,cô bé được trang hoàng lộng lẫy trong bộ quần áo trắng mà trên đó có những bông hoa nhỏ xinh đang khoe sắc, tỏa hương như chính cái tuổi hồn nhiên trong trắng mà đáng lẻ cô bé phải được có.Thế nhưng cuộc sống mưu sinh đã cướp đi cái tuổi hồn nhiên và trong trắng đó. Bộ quần áo đó nó được phủ lên một lớp bụi bẩn của kết quả nhiều ngày tích tụ, nó quằng quại và xám xịch trong cái vẻ thô kệch của ánh sáng mặt trời, nó được phơi bày trong tằm mắt của mọi người nhưng ở đó nó không đơn thuần là vết dơ bẩn mà chính hình ảnh đó chính vẻ chân thật đó nó phản ánh cả một lớp người, cả một tầng lớp ăn không, ngồi rồi đang tật tành cho những thế hệ nối bước theo con đường hưởng thụ cuộc sống “một nữa tự do ,một nữa hèn hạ”
chắc có lẽ con người văn chương đã ăn sâu vào trong tôi, con người tiếp xúc văn nên nhiều lúc tôi quá ôi thương hại cho những cảnh đời đó, họ đáng thương lắm, họ đáng được hưởng những tấm lòng thương hại lắm,phải không?
Và trong giây phút suy nghĩ đó tôi lại bắt gặp một hình ảnh thứ hai mà có lẽ chẵng bao giờ tôi quên được! Nó cũng ở trên cùng một chuyến phá mà tôi đang chùng bước. Một cơ thể gầy guộc và trơ trội trên đang cầm một “cái thao”, đôi chân thì không thể đứng lên bởi nó không còn cảm giác, nó không đủ khả năng để đứng được, chính vì vậy mà con người đáng thương đó phải “lết…và lết”,để kiếm sống bằng cách bán từng tờ vé số để sinh nhai, kiếm sống qua ngày. Con người ấy có một điểm khác với bao con người lành lặng khác mà điểm đáng quý đó theo tôi là rất đáng khen và khâm phục là Anh ta không hề ngữa tay xinh ai dù một đồng, anh kiếm tiền bằng chính sức lực và và kiên nhẫn của mình. Anh rao bán từng tờ giấy số để nuôi sống anh và có lẽ gia đình anh nữa.
Chỉ bấy nhiêu thôi từ hai cảnh đời , từ hai con người khác nhau trong số hàng trăm, hàng ngàn con người bất hạnh, đã cho tôi thấy cuộc đời than ôi sao quá nỗi bất công và thiếu công bằng, xã hội có những người thì quá giàu có, người thì quá nghèo túng phải xin từng đồng từng cắc để kiếm sống qua ngày. Nhiều lúc tôi lại tự hỏi Đất Nước này đã làm gì cho dân cho nước mà sao còn lắm những con người “lê lếch từng tất đất để xin tiền ,xin lòng thương hại của những con người không ai khác là chính đồng loại của mình”
Ngày 26-5-2009.
Qua phà Thtx_014
Qua phà Thtx_015Qua phà Thtx_016Qua phà Thtx_017



Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơn Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bình luận về bài viết

Bạn cần để bình luận về bài viết


Nếu chưa có tài khoản bạn vui lòng tài khoản

Quyền hạn của bạn:
Bạn không có quyền trả lời bài viết