Sáng kiến kinh nghiệm  Ava_0110Sáng kiến kinh nghiệm  Ava_0310
avatar
Sáng kiến kinh nghiệm  Ava_0710Sáng kiến kinh nghiệm  Ava_0910
baphuc99
Danh Hiệu Binh Nhất

Binh Nhất
Tổng số bài gửi : 3
Join date : 20/12/2010
Sáng kiến kinh nghiệm  Vide10
Sáng kiến kinh nghiệm  Thtx_010Sáng kiến kinh nghiệm  Thtx_011Sáng kiến kinh nghiệm  Thtx_012
Sáng kiến kinh nghiệm  Thtx_013

Tiêu Đề: Sáng kiến kinh nghiệm



Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐOÀN CÓ HIỆU QUẢ
NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
===========


A. PHẦN MỜ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị, là đội quân dự bị, là cánh tay đắc lực của Đảng. Đoàn là nơi tập hợp tầng lớp thanh niên tiên tiến, là sức trẻ, là lòng nhiệt huyết, là tầng lớp “dám nghỉ, dám làm” của xã hội. Chúng ta cũng thường nói : “Nơi nào cần thanh niên có, nơi nào khó có thanh niên”. Lực lượng đoàn viên, thanh niên Việt Nam ngày càng thể hiện rõ vai trò, tính chất trẻ của mình. Đi đến nơi đâu trên mãnh đất thân thương hình chữ S, chúng ta cũng không khỏi thấy những hình ảnh trẻ, khỏe của đoàn viên, thanh niên Việt Nam trong mọi hoạt động của xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức Đoàn, đặc biệt là đoàn viên làm nhiệm vụ “trồng người”; Càng phải ý thức hơn nữa vai trò tiên phong của mình, để làm sao xứng đáng là người “đưa đò” chở tràn đầy kiến thức cho học sinh thân yêu đến bến bờ tri thức.

Như chúng ta đã biết, những năm gần đây việc nâng cao chất lượng trong dạy và học là những quan tâm hàng đầu không chỉ trong ngành giáo dục nói riêng mà cả xã hội nói chung, phong trào “xã hội hóa giáo dục” được Đảng và nhà nước đặt lên hàng đầu, đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó phải có một phần trách nhiệm to lớn của người đoàn viên. Chính vì vậy, bản thân của mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên còn trong tuổi đoàn công tác trong ngành giáo dục đều quan tâm và mong muốn chất lượng giáo dục ngày càng phát triển, ngày càng đạt được những thành quả tốt đẹp nhất. Hoà chung với xu thế phát triển của xã hội trong thời đại mới, sự phát triển vượt bậc của xã hội loài người; Trong những năm gần đây, sự đổi mới cả hệ thống giáo dục về quản lí cũng như đổi mới phương pháp dạy và học dẫn đến ngành giáo dục đã đạt được những kết quả khá tốt; nhưng yêu cầu của xã hội ngày càng cao hơn, việc giáo dục, giảng dạy học sinh để đáp ứng những nhu cầu của xã hội là một xu thế mà cần phải đạt dù biết rằng không ít những khó khăn. Một xã hội phát triển đòi hỏi chất lượng giáo dục phải phát triển để làm sao đào tạo nên một thế hệ học sinh có đủ trình độ, đạo đức để phục vụ cho xã hội, làm được điều đó “người thầy” phải không ngừng phát triển cả về trình độ lãnh chuyên môn nghiệp vụ, nhưng những “người thầy” là đoàn viên thanh niên phải xác định rõ tầm quan trọng và vai trò tiên phong của mình.

Đẩy mạnh hoạt động Đoàn ở các trường phổ thông là một việc cần làm vì đây là lực lượng đông đảo nhất, lược lượng đoàn viên có thể làm thay đổi cả bộ mặt của cơ quan đơn vị. Tổ chức hoạt động Đoàn có hiệu quả, có ý nghĩa chắc chắn sẽ góp một phần không nhỏ trong công tác giáo dục học sinh.

Trong mỗi tổ chức Đoàn ở các trường THPT hiện nay bên cạnh các đồng chí đoàn viên luôn hết mình vì công việc, tham gia tích cực các hoạt động của Đoàn cũng còn không ít các đồng chí bị cái “thực dụng” chi phối, không thực sự là người tiên phong, không xác định được vai trò và tầm quan trọng của đoàn viên, thanh niên, thiếu ý thức tự giác. Đáng lo ngại hơn cả là các hành động, biểu hiện “vô cảm” trước học sinh, trước mọi người.

Trong mỗi trường THPT hiện nay, bên cạnh mặt tốt là có nhiều học sinh luôn nổ lực hết mình trong học tập, ra sức rèn luyện đạo đức, tham gia tốt các hoạt động của nhà trường, trở thành con ngoan, trò giỏi thì bên cạnh đó còn có những học sinh lơ là trong học tập, đạo đức chưa tốt, còn thường xuyên để xãy ra vi phạm nội quy nhà trường. Với thực trạng như vậy, mỗi một đoàn thể trong trường THPT đều đặt ra cho mình nhiều chương trình, phương pháp hành động, mục đích để làm sao nâng cao chất lượng trong giáo dục trong nhà trường.

Với thực trạng như trên, nên hôm nay tôi chọn đề tài : Tổ chức hoạt động Đoàn có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh ở trường THPT này để mong rằng góp một phần nhỏ giúp các tổ chức Đoàn trong trường THPT cùng với Ban giám hiệu và các tổ chức khác trong nhà trường giáo dục học sinh ở trường THPT trở thành các “con ngoan, trò giỏi”, xứng đáng là chủ nhân của đất nước trong tương lai.

2. Đối tượng nghiên cứu :

Đoàn trường THPT Long Khánh

3. Mục đích chuyên đề :

- Nhằm đưa ra một số giải pháp tham khảo cho các đồng chí hiện đang giữ chức vụ là bí thư đoàn các trường Trung học trong toàn huyện.
- Giúp các đồng chí có các kế hoạch và phương hướng hoạt động Đoàn có hiệu quả.
- Góp phần nâng cao kết quả học của học sinh thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện của học sinh.
- Đặt ra một số giải pháp trong cách tổ chức và hoạt động Đoàn có hiệu quả.
- Suy nghĩ và tự điều chỉnh nhân cách của một đoàn viên giáo viên phù hợp trong thời đại mới.

B. PHẦN NỘI DUNG

I/ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG:

- Đoàn trường có đoàn viên.

Trong đó :

* Trình độ chuyên môn :
- Đại học : 34 đoàn viên
- Đang theo học lớp sau ĐH : 02 đoàn viên.
- Học sinh:

* Đặc điểm chính trị :
- Đảng viên :12 (Nữ: 02)
- Đoàn viên : ...................Nữ: ....................

* Trình độ chính trị:
- Sơ cấp: 32
- Trung cấp: 02

* Đặc điểm dân tôc :
- Người kinh : ............đoàn viên
- Người Khơme : ............đoàn viên

* Ban chấp hành đoàn nhiệm kì 2009-2010 gồm các đồng chí sau :
- Nguyễn Bá Phúc – Bí thư đoàn trường.
- Châu Quốc Trường – Phó bí thư đoàn trường.
- Lê Minh Cảnh - Ủy viên Thường Vụ.
- Trần Công Luận - Ủy viên.
- Trần Thanh Long - Ủy viên.
- Huỳnh Thị Nhớ - Ủy viên
- Nguyễn Thị Ngọc Diễm - Ủy viên
- Dương Quang Đức - Ủy viên
- Trương Thành Trung - Ủy viên
- Kim Ngọc Mi nh Trí - Ủy viên
- Nguyễn Thị Kiêm Qui - Ủy viên
- Phạm Thị Ngọc Hân - Ủy viên
- Phạm Thị Ngọc Hân - Ủy viên

* Về mặt thuận lợi:
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của chi bộ và đoàn cấp trên.
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên giúp đỡ, tạo điều kiện cho chi đoàn hoạt động một cách thuận lợi nhất.
- Đa số đoàn viên trong chi đoàn luôn năng động, hăng say, tham gia tích cực trong mọi công việc.

* Về mặt hạn chế:
- Còn có một số đoàn viên chưa thực sự tích cực, chưa thể hiện rõ vai trò là người đoàn viên thanh niên.
- Ban chấp hành chi đoàn chưa được tập huấn các lớp kỹ năng hoạt động đoàn nên khi tổ chức cũng gặp phải những vấn đề khó khăn.
- Đa số đoàn viên trong chi đoàn là nơi khác đến địa phương công tác nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến các hoạt động của chi đoàn.

II/ NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :

1. Những điều kiện :

- Vai trò của chi đoàn trong các phong trào góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

a. Đối với BCH đoàn :
- Lấp trường tư tưởng, chính trị vững vàng, có lối sống trong sáng, lành mạnh, là tấm gương sáng để đoàn viên, học sinh trong chi đoàn noi theo.
- Nắm bắt thật cụ thể kế hoạch của nhà trường và những nhiệm vụ mà chi bộ, đoàn cấp trên giao cho.
- Luôn gương mẫu trong mọi công việc, phải là người tiên phong hoàn thành tốt các nhiệm vụ, ra sức học tập các cách thức tổ chức, điều hành chi đoàn để hoạt động Đoàn có hiệu quả và thiết thực nhất.
- Người bí thư đoàn trong các trường học cần phải có chuyên môn vững vàng, luôn luôn tìm hiểu, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
- Trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, bản thân người bí thư đoàn phải là người “đầu tàu, gương mẫu” thực hiện nhuần nhuyễn các phương pháp trong dạy học.
- Phải kịp thời nắm bắt các tâm tư nguyện vọng của anh em đoàn viên, biết được năng lực chuyên môn, cũng như hoàn cảnh, … của các đoàn viên trong chi đoàn để từ đó có hướng giao những nhiệm vụ thích hợp với năng lực của các từng đoàn viên trong chi đoàn.
- Động viên đoàn viên trong chi đoàn của mình ra sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn phải gương mẫu trước học sinh của mình.

b. Đối với đoàn viên trong chi đoàn :
- Phải đoàn kết, nhất trí, thể hiện rõ vai trò, chức năng của người đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Không ngừng ra sức rèn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, không ngại việc khó, sẳn sàng hoàn thành mọi công việc được giao.
- Tham gia tốt các hoạt động của chi đoàn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và các hoạt động của đoàn cấp trên.
- Luôn là những người đi đầu trong mọi công việc, thực hiện tốt các cuộc vận động các chương trình hành động của ngành, nhà trường và Đoàn phát động.
- Tích cực trong công tác giảng dạy, tìm mọi phương pháp để truyền đạt đầy đủ kiến thức cho học sinh.
- Sống hòa đồng với đồng nghiệp, tôn trọng phụ huynh, thương yêu học sinh của mình, coi học sinh như là con em ruột của mình.

c. Đối với các ban ngành, đoàn thể khác trong nhà trường :
- Thường xuyên, phối hợp chặt chẽ với chi đoàn trong các hoạt động ở nhà trường tổ chức.
- Bổ trợ lãnh nhau để hoạt động có hiệu quả.

d. Đối với hội viên Hội LHTN VN :
- Bám sát, theo dõi hoạt động của chi đoàn, tổ chức cho Hội viên các hoạt động do chi đoàn tổ chức.
- Bản thân các hội viên phải biết vâng lời thầy cô giáo, tự giác hăng say, sáng tạo trong học tập. Rèn luyện tu dưỡng đạo đức, ngoan hiền, lễ phép, có ý thức về việc học của mình. Khi đến lớp phải tích cực xây dựng bài, trao đổi nhóm tìm tòi những cái hay, cái đẹp.
- Giúp đỡ lãnh nhau trong học tập, đặc biệt là giúp đỡ những bạn học yếu bằng việc chỉ cho bạn phương pháp học tập và phương pháp nắm kiến thức cơ bản trong bài học.

2. Những biện pháp:

Để hoạt động Đoàn có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường chi đoàn cần phải thực hiện tốt các công việc sau :

a. Công tác tổ chức, phân công nhiệm vụ cho đoàn viên trong chi đoàn :
Đây là khâu quan trọng nhất và là khâu đầu tiên ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức đoàn trong năm học.
- Sau khi Đại hội đoàn đầu năm xong, các đồng chí được bầu vào BCH đoàn tổ chức họp phiên thứ nhất bầu ra bí thư, phó bí thư. Các đồng chí trong BCH đoàn họp phân công cụ thể công việc của từng đồng chí, tiến hành bàn bạc xây dựng quy chế hoạt động của chi đoàn, đây là một việc làm cực kì quan trọng do đó chúng ta phải nghiêm túc trong làm việc.
- Ví dụ trong những năm qua chi đoàn chúng tôi phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong BCH như sau :

+) Đồng chí bí thư : quản lí chung, phụ trách việc hội họp với cấp trên, xây dựng kế hoạch hoạt động của từng tháng.
+) Đồng chí phó bí thư : theo dõi hoạt động của Hội LHTN VN của Trường, triển khai kịp thời các cuộc vận động của Đoàn đến với đội viên.
+) Các đồng chí ủy viên :
+ Thủ quỹ
+ Kế toán
+ Tổ chức các hoạt động bề nổi
+ Theo dõi việc thực hiện nhiêm vụ của đoàn viên.


- Tiến hành tổ chức họp cả chi đoàn đầu năm, triển khai quy chế hoạt động của chi đoàn cho tất cả các đồng chí đoàn viên được biết.
- Đầu tiên bản thân các đồng chí trong BCH đoàn phải tìm hiểu và nắm được năng lực, sở trường, tâm tư nguyện vọng của các đoàn viên trong chi đoàn của mình để từ đó phân công nhiệm vụ cho phù hợp với mỗi đồng chí, qua đó có thể hiểu nhau hơn và có điều kiện giúp đỡ nhau trong công tác.
- Các đồng chí trong BCH đoàn gặp gỡ các đồng chí đoàn viên trong chi đoàn tâm sự, tìm hiểu về hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của từng đoàn viên để từ đó kịp thời động viên giúp đoàn viên của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đoàn và nhà trường giao cho.
- Phân công các đồng chí đoàn viên có năng lực, nhiệt tình phụ trách đoàn viên tại các tổ chuyên môn để hàng tháng họp chi đoàn các đồng chí được phân công nhiệm vụ theo dõi, báo cáo cụ thể và sâu sát hơn.

b. Tham mưu với đoàn cấp trên và ban giám hiệu nhà trường:

b.1. Đối với Đoàn cấp trên :

- Đồng chí bí thư chi đoàn trực tiếp gặp Ban thường vụ huyện đoàn để trao đỗi, nói rõ những mặt thuận lợi cũng như khó khăn, tình hình đội ngũ, thời khóa biểu giảng dạy, học tập của đoàn viên ở nhà trường để Ban thường vụ huyện đoàn sắp xếp công việc, phân công nhiệm vụ cho chi đoàn phù hợp hơn.
- Đề nghị Ban thường vụ huyện đoàn thường xuyên quan tâm đến chi đoàn, tổ chức các phong trào nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong huyện nhà.

b.2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường :

- Qua các cuộc họp liên tịch, họp hội đồng, … ban chấp hành đoàn trao đổi với BGH nhà trường về năng lực, sở trường và cả về hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của các đoàn viên trong chi đoàn của mình.
- Trình bày với BGH nhà trường các hình thức tổ chức của chi đoàn, các chương trình hành động và các phong trao bề nổi mà chi đoàn dự kiến tổ chức trong năm học.
- Báo với BGH nhà trường kế hoạch, công việc của chi đoàn mà đoàn cấp trên giao cho để từ đó BGH nhà trường tạo điều kiện cho chi đoàn hoạt động thuận lợi và có hiệu quả.

c. Tổ chức sinh hoạt giao lưu với các chi đoàn bạn :

- BCH chi đoàn chủ động lên kế hoạch tổ chức giao lưu với các chi đoàn bạn (Các chi đoàn trong các trường học), qua các buổi giao lưu giúp cho các đồng chí đoàn viên trong chi đoàn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Qua các buổi giao lưu yêu cầu đoàn viên trong chi đoàn tìm hiểu hình thức tổ chức hoạt động đoàn có hiệu quả mà ở đây phải góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục học sinh ngày càng cao trong nhà trường.

d. Phối hợp chặt chẽ với hiệu phó chuyên môn và các tổ chuyên môn trong nhà trường :

- Nắm bắt kế hoạch chuyên môn trong năm học thật cụ thể đề qua đó nhắc nhở đoàn viên thực hiện tốt công tác chuyên môn.
- Có ý kiến góp ý với hiệu phó chuyên môn của nhà trường khi thấy phân công chuyên môn chưa hợp lí.
- Họp chi đoàn để đề ra các hoạt động của chi đoàn nhằm hổ trợ công tác chuyên môn.

Trong thời gian qua chi đoàn đã làm một số việc như sau :

- Phân công cho đoàn viên trong chi đoàn giúp đỡ kèm cặp các em học sinh học yếu, kém ( BCH đoàn ra soát, lập danh sách theo dõi, bồi dưỡng HS yếu kém, triển khai trong các cuộc họp để anh em nắm). Sau mỗi đợt thi đua của nhà trường chi đoàn tổng kết và nhận xét kết quả kèm cặp của đoàn viên đối với các em học sinh mình được chi đoàn phân công, nếu học sinh của đoàn viên nào tiến bộ thì biểu dương trước các cuộc họp còn ngược lại thì phê bình.
- Trước các kì thi, chi đoàn phối hợp với các tổ chuyên môn xây dựng hệ thống các câu hỏi, từ đó tổ chức cho các em ôn lại kiến thức qua các buổi chơi như : “Đố vui để học”, “Rung chuông vàng”, …
- Trong các đợt lễ lớn như : 26/3, 20/11, … chi đoàn cử một đồng chí trong chi đoàn tổ chức dạy hội giảng để toàn thể đoàn viên trong nhà trường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ trong giảng dạy.

e. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể khác trong nhà trường để tổ chức hoạt động bề nổi :
- Phối hợp với Hội tổ chức các buổi phát thanh đoàn chào mừng các ngày lễ lớn; Trong các dịp lễ tết chi đoàn cùng với Hội phát động phong trào “Áo xuân tặng bạn nghèo” giúp các em học sinh nghèo vui trong những ngày tết; Tổ chức các buổi thực hiện tốt ATGT : bằng cách chia đoàn viên ra thành các nhóm sau các buổi tan trường hướng dẫn cho học sinh thực hiện tốt ATGT, thi tìm hiểu luật ATGT, ma túy, HIV/AIDS. Tổ chức các buổi tọa đàm, phát thanh đoàn, … giúp các em học sinh biết được ý nghĩa các ngày lễ lớn, nhớ ơn công lao to lớn của các anh hùng dân tộc, giúp các em càng yêu hơn nữa quê hương, đất nước, từ đó các em sẽ nỗ lực hơn trong học tập và rèn luyện.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp, ban vận động học sinh theo dõi động viên các em học sinh có nguy cơ bỏ học, tổ chức vận động các em học sinh bỏ học ra học lại. Trong các buổi tổ chức đi vận động học sinh nghỉ học ra lại lớp, chi đoàn phân công thành các nhóm tiến hành đi vận động.
- Phối hợp với ban xanh hóa, lao động trong nhà trường nhắc nhở học sinh của mình giữ gìn tốt vệ sinh trường lớp, …

* Để đạt được kết quả tốt cần thực hiện các yêu cầu sau:

- Về mặt tổ chức :
+ BCH đoàn cần có kế hoạch tổ chức thật cụ thể, sát với hoạt động của nhà trường, phối hợp chặt chẽ với BGH, các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường.
+ Sau khi có kế hoạch cần triển khai cụ thể đến từng đồng chí đoàn viên và nhắc nhở đoàn viên thực hiện tốt kế hoạch.
+ Mỗi khi tổ chức các hoạt động cần phải bàn bạc trước với BGH nhà trường, lấy ý kiến góp ý của các đồng chí đoàn viên trong chi đoàn.
+ Tổ chức các hoạt động cần phải chu đáo, vận động toàn thể đoàn viên tham gia, phân công công việc thật cụ thể, công bằng.
+ Sau các hoạt động phải có đánh giá, rút kinh nghiệm, đặt ra giải pháp khắc phục các yếu kém nếu có.

- Về thực hiện nhiệm vụ của các đồng chí đoàn viên :
+ Khi có kế hoạch tổ chức của BCH đoàn các đồng chí đoàn viên phải tự giác tham gia tích cực.
+ Góp ý với BCH đoàn các hoạt động không hiệu quả (nếu có)

III. NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI THỰC HIỆN:

Khi thực hiện chuyên đề này tôi thấy việc tổ chức hoạt động Đoàn có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh không phải lúc nào cũng trôi chảy theo kế hoạch của mình, mà đôi lúc có những phức tạp khó giải quyết đó là các khó khăn thường gặp như sau :
- Không có nhiều thời gian để tổ chức hoạt động Đoàn : nhiệm vụ chính của đoàn viên giáo viên, học sinh trong nhà trường là giảng dạy, học tập. Công tác chuyên môn chiếm nhiều thời gian nên không có nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động bề nổi của Đoàn.
- Một chi đoàn nhưng đôi khi lại thực hiện hai nhiệm vụ cùng một lúc : Vừa tham gia hoạt động của nhà trường, vừa tham gia hoạt động của Đoàn cấp trên
( Huyện Đoàn, Tỉnh Đoàn) nên kết quả đạt được không cao.
- Còn có một số đoàn viên trong chi đoàn chưa xác định rõ vai trò của người đoàn viên, chưa thực sự tham gia tích cực các hoạt động do Đoàn tổ chức.

C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Sau thời gian thực hiện chuyên đề, chi đoàn đã đạt được kết qủa tốt như sau :
+ Hai năm liền chi đoàn đạt danh hiệu đoàn trường Vững mạnh.
+ Hoạt động của chi đoàn được BGH nhà trường đánh giá cao về kết quả.
+ Các đồng chí đoàn viên trong chi đoàn tham gia tích cực các hoạt động.
+ Số lượng đoàn viên giáo viên có tay nghề giỏi ngày càng nhiều thêm.
+ Đoàn viên trong chi đoàn góp một phần không nhỏ trong công việc
dạy và học, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng tiến bộ.

D. HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN

Tất cả các chi đoàn ở trường THPT có thể vận dụng giải pháp trên để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trường mình, và đây là ý tưởng có thể phổ biến được.
Tuy nhiên tùy theo đặc điểm của từng chi đoàn, đặc điểm tình hình của từng trường để vận dụng làm sao cho hợp lí.
Với khả năng hiểu biết và kinh nghiệm có hạn, tôi mạnh dạn trình bày chuyên đề trên để chúng ta cùng nhau trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, không ngoài mục đích góp một phần công sức nhỏ để làm cho giáo dục huyện, tỉnh nhà ngày càng tươi sáng và tốt đẹp hơn./.


Sáng kiến kinh nghiệm  Thtx_014
Sáng kiến kinh nghiệm  Thtx_015Sáng kiến kinh nghiệm  Thtx_016Sáng kiến kinh nghiệm  Thtx_017



Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơn Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bình luận về bài viết

Bạn cần để bình luận về bài viết


Nếu chưa có tài khoản bạn vui lòng tài khoản

Quyền hạn của bạn:
Bạn không có quyền trả lời bài viết