Chuyện về những “làng gái đẹp” Ava_0110Chuyện về những “làng gái đẹp” Ava_0310
levinhlamdh_tv
Chuyện về những “làng gái đẹp” Ava_0710Chuyện về những “làng gái đẹp” Ava_0910
levinhlamdh_tv
Danh Hiệu Đại Tá

Đại Tá
Tổng số bài gửi : 186
Join date : 29/12/2008
Tuổi : 34
Chuyện về những “làng gái đẹp” Vide10
Chuyện về những “làng gái đẹp” Thtx_010Chuyện về những “làng gái đẹp” Thtx_011Chuyện về những “làng gái đẹp” Thtx_012
Chuyện về những “làng gái đẹp” Thtx_013

Tiêu Đề: Chuyện về những “làng gái đẹp”



Chuyện về những “làng gái đẹp” Tongngo

Ngược xe lên thành phố Bắc Giang, rẽ về hướng Đông Bắc chừng khoảng chưa đầy 100 km, qua xứ sở của vải thiều Lục Ngạn, chúng ta bắt gặp miền sơn cước Tây Yên Tử, cái nôi của những “làng gái đẹp” nổi tiếng từ xa xưa

Chuyện kể rằng tương truyền từ xa xưa thôn Mậu, xã Thanh Sơn là cái nôi sản sinh ra những người con gái đẹp đến mức họ luôn nằm trong tầm ngắm của những người đi kén các giai nhân từ khắp mọi miền của đất nước về kinh kỳ làm cung tần mua vui cho các vua chúa

Con gái nơi đây tuổi đời mới chỉ 13, 14 mà đã thuộc loại “phong nhũ, phì đồn” như những thiếu nữ đã đến tuổi trưởng thành. Họ đều có làn da trắng ngọc ngà, đôi mắt đưa tình nghiêng cả trời chiều sơn cước, dáng đi nhẹ nhàng trên đôi gót hồng thoăn thoắt, giọng nói thỏ thẻ vừa đủ nghe, nhưng ấm và vang xa mười ngọn núi, chín dòng khe nên đã lọt vào mắt xanh các quan mối. Đám trai làng cứ mỗi khi nhìn con gái làng mình cắp khăn áo ra đi cùng người lạ chỉ còn biết đứng nhìn tiếc nuối

Gái thôn Mậu đẹp đến mức cả khu vực này đều truyền tụng nhau truyền thuyết về cái “giếng thần”. Theo các bậc cao niên kể lại rằng, sở dĩ ở thôn Mậu có nhiều người đẹp nghiêng nước nghiêng thành như vậy vì trong làng có một cái giếng, các cô gái chỉ cần múc nước ở đó về tắm là bỗng dưng nước da bình thường cũng trở nên mịn màng, trắng nõn nà và mái tóc đen mướt chảy dài xuống tận khuỷu chân

Thêm vào đó, môi trường sinh thái và khí hậu ở vùng sơn cước này không quá nóng cũng không quá lạnh, rất hợp với sự phát triển của con gái. Cánh con trai thôn Mậu cũng chẳng vừa. Để không cho những người lạ mặt đến bắt gái làng mình, bọn con trai đã bày mưu, tính kế bằng cách bắt một con chó mực, cắt tiết đổ xuống giếng khiến các cô gái không dám múc nước giếng về tắm rửa và gội đầu nữa. Những tưởng làm như vậy thì thôn Mậu sẽ không còn con gái đẹp và chặn được bọn trai lạ đến đây “đào mỏ”. Thế nhưng, ngay cả khi nước giếng không còn thiêng, con gái thôn Mậu đâu có mất đi vẻ trắng đẹp nguyên sơ.

Còn ở thôn Gà, xã Thanh Luận hiện nay vẫn còn một hòn đá có cái tên rất kỳ quặc. Tương truyền rằng hòn đá này thoạt kỳ thủy chỉ là một hòn cuội mồ côi to hơn mức bình thường. Không hiểu vì sao sau một cơn giông vào buổi chiều mùa hạ, một tia sét đánh trúng hòn đá làm nó nứt thành đôi. Giữa khe nứt có một cái lỗ nhỏ, sâu hoắm.

Một lần có người con trai làng bên trước khi vào làng tán con gái thôn Gà, nhưng chưa nghĩ ra cách “tiếp cận đối tượng” đành ngồi nghỉ chân bên hòn đá. Vô tình chàng trai lấy que chọc vào khe nứt đó, bỗng dưng thấy nước trào ra. Anh chàng đứng phắt dậy, quyết định đến thẳng nhà người con gái xinh đẹp nhất làng, mà anh đã từng ao ước bấy lâu nay. Thấy anh là người đẹp trai, khỏe mạnh, lại rất tự tin, cô gái bắt nhời, mặc dù trước đó có không ít những con nhà khá giả, quyền quý xin ngỏ lời đã bị cô từ chối khéo

Vậy là, từ đó hai người nên duyên vợ chồng. Mọi người hỏi anh bí quyết “tiếp cận đối tượng”, chàng trai chỉ gãi đầu và từ tốn kể lại những gì mà mình đã làm trước khi đến nhà cô gái. Từ đó, dân làng Gà đặt tên cho hòn đá này là “hòn đá đĩ”. Ai muốn tán được con gái làng Gà thì phải thuộc lòng bài học và làm theo cách của chàng trai nọ

Thôn Mậu cũng như bao làng quê khác ở vùng sơn cước này, chỉ khác là bao trùm lên nơi đây là một sự yên tĩnh đến trầm mặc, không hề nghe tiếng chó sủa, gà gáy. Cả thôn có vài chục nóc nhà của đồng bào dân tộc Dao Thanh Y

Theo người hướng dẫn, chúng tôi tìm đến nhà bác Trịnh Tiến Hồng, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Sơn Động. Được biết vợ chồng bác là người chuyên lên rừng hái cây thuốc nam về phơi khô để chữa một số bệnh thông thường như cảm mạo, đau nhức xương, ngứa ngáy, chốc ghẻ... Nghe nói vợ bác còn đem những vị thuốc quý hiếm này xuống tận thành phố Bắc Giang, Hà Nội bán cho các cửa hiệu

Bác Hồng có vóc người vừa phải với đôi mắt sáng quắc, tiếp chúng tôi bằng nụ cười thường trực trên môi. Khi được hỏi đến chuyện chiếc “giếng thần” của thôn Mậu, bác Hồng cho biết: Đấy là một cái giếng có thật, nhưng hiện tại đã bị lấp không ai còn nhớ chính xác nó nằm ở đâu. Đến nay bà con dân làng còn nhớ mang máng hai nơi nghi là chỗ cái giếng thần ngày xưa

Về chuyện những cô gái đẹp được tuyển mộ đi làm cung tần trước đây là có thật. Có những người xuống tận Hà Nội, vào tận Huế làm việc ở trong cung cấm của nhà vua. Sau một thời gian khi trở về làng, ai nấy đều nói năng từ tốn, cư xử lễ phép với mọi người và luôn biết nhường nhịn. Chính những điều ấy đã giúp cho các thế hệ con cháu sau này học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong cách sống, sinh hoạt với cộng đồng

Bác Trịnh Tiến Hồng còn cho biết thêm, thôn Mậu trước đây còn là nơi “thu dung” các cô gái đẹp, nhân những chuyến theo hầu nhà vua lên vãn cảnh Chùa Đồng trên đỉnh núi Yên Tử. Vì lâu ngày ở trong cung cấm, khi leo cao, gối mỏi chân chồn mà trời đã nhá nhem tối nên đành vào nhà đồng bào xin nghỉ tạm qua đêm. Được tiếp đón chu đáo như những vị khách quý đến thăm nhà, điều mà ở chốn cung đình không bao giờ có được và cảm kích trước tấm lòng của những người dân quê chân thành, mộc mạc, nhiều người đã xin ở lại làm cư dân của làng

Cũng có những trường hợp một số cung tần mỹ nữ tuy bị thất sủng nơi phòng the, nhưng mỗi khi vua đi vi hành hay vãn cảnh chùa thường được cử đi theo hầu. Nhân dịp này các cô tìm cách trốn luôn. Với dáng vẻ trẻ trung, tính tình nết na thùy mị lại được dạy dỗ chu đáo về cách cư xử nơi thâm cung, giữa chốn sơn thâm cùng cốc này ai mà chả thương. Lâu ngày, các cô mặc nhiên trở thành những cư dân bất đắc dĩ của làng

Theo lời một anh cán bộ phòng văn hóa huyện đi theo đoàn chúng tôi, thì thôn Mậu và thôn Gà những năm gần đây vẫn còn có nhiều cô gái tham dự và đã đạt thứ hạng cao trong các cuộc thi người đẹp của huyện Sơn Động và tỉnh Bắc Giang. Trịnh Thị Hương, cháu nội bác Trịnh Tiến Hồng là một trường hợp như vậy. Hiện nay Hương đang theo học năm cuối của Trường đại học Hà Hội, Khoa tiếng Trung. Nghe đâu tới đây cô sẽ về làm dâu đất Hà thành

Rời thôn Mậu và thôn Gà, những “làng gái đẹp” vào cuối buổi chiều thu đầy nắng, tôi không khỏi chạnh lòng và nghĩ suy về thân phận những mỹ nữ xưa của làng. Nhưng đổi lại thôn Mậu đã trở thành một làng quê nổi tiếng về những thuần phong, mỹ tục. Lòng người hòa thuận, thiên nhiên luôn dang rộng vòng tay đón những ai có tâm huyết với miền sơn cước này, hãy đến đây ngắm cảnh, vãn chùa, cùng chung tay góp phần xua đi cái đói nghèo để con gái làng này đã đẹp càng đẹp hơn, người già có đủ bát cơm dẻo, canh nóng và chăn đắp ấm mỗi khi đông về, con trẻ ngày ngày được cắp sách đến trường.
Chuyện về những “làng gái đẹp” Thtx_014
Chuyện về những “làng gái đẹp” Thtx_015Chuyện về những “làng gái đẹp” Thtx_016Chuyện về những “làng gái đẹp” Thtx_017



Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơn Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bình luận về bài viết

Bạn cần để bình luận về bài viết


Nếu chưa có tài khoản bạn vui lòng tài khoản

Quyền hạn của bạn:
Bạn không có quyền trả lời bài viết