Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Ava_0110Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Ava_0310
Nguyễn Văn Dô
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Ava_0710Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Ava_0910
Nguyễn Văn Dô
Danh Hiệu Thượng Tá

Thượng Tá
Tổng số bài gửi : 96
Join date : 22/03/2010
Tuổi : 37
Đến từ : Ấp Huyền Đức, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Vide10
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_010Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_011Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_012
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_013

Tiêu Đề: Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN



Nguyễn Thiện Nhân

Nguyễn Thiện Nhân (sinh 12 tháng 6 năm 1953), là một giáo sư, tiến sĩ, và chính trị gia Việt Nam. Hiện ông là Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Khi làm bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, ông được biết đến là một Bộ trưởng có khả năng diễn thuyết trước đám đông tốt, nói tiếng Anh giỏi và nhất là người khởi động cho công cuộc "cải cách giáo dục Việt Nam" nhằm mang đến "nền giáo dục Việt Nam khác".

Xuất thân
Ông sinh tại Cà Mau, nhưng quê gốc là tại Phương Trà, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Sinh trưởng trong một gia đình có nhiều người làm việc với chính quyền, cha ông là Giáo sư-Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành. Ông đã học tập tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài (Đức và Hoa Kỳ) Năm 1980 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đây ông hoạt động trong nhiều mặt: văn hóa, kinh tế, giáo dục, chính trị.
Nghiên cứu, học tập và tham gia chính trị
- Ngay sau khi học xong trung học, ông đi bộ đội và phục vụ từ tháng 6 năm 1970 đến tháng 3 năm 1983: ông lần lượt được phong quân hàm thiếu úy năm 1976, trung úy năm 1980, thượng úy năm 1982.
- Năm 1979 ông tốt nghiệp tiến sĩ ngành Điều khiển học tại Cộng hòa Dân chủ Đức.
- Năm 1980, ông là nghiên cứu viên tại Viện Vũ khí có Điều khiển thuộc Viện Kỹ thuật Quân sự, Tổng Cục Kỹ thuật, Bộ quốc phòng (nay là Viện Tên lửa thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự) cho đến năm 1983.
- Từ năm 1983, ông làm giảng viên tại Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1985, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn, Trưởng Ban Khoa học Kỹ thuật Thành đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn.
- Năm 1988, ông được trở lại Cộng hoà Dân chủ Đức làm việc trong Đại sứ quán Việt Nam với vai trò tuỳ viên giáo dục; rồi theo học về kinh tế thị trường tại Đại học Kỹ thuật Magdeburg.
- Năm 1991, ông giảng dạy tại Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, ông làm tới chức Phó Chủ nhiệm Bộ môn Quản lý Công nghiệp.
- Năm 1993, ông sang Hoa Kỳ du học chương trình Thạc sĩ Quản trị Công cộng (tiếng Anh: Master of Public Administration), chuyên ngành Tài chính công (tiếng Anh: Public Finance), tại Viện Đại học Oregon, theo chương trình học bổng Fulbright; khóa đào tạo Chuyên gia Thẩm định Dự án Đầu tư tại Viện Đại học Harvard. Quá trình du học ở nước ngoài này cùng với quá trình học tập trước đó đã giúp cho ông thu được nhiều kinh nghiệm và được đánh giá cao về kinh nghiệm quản lý kinh tế.
- Năm 1995, ông trở về Việt Nam làm giảng viên, chủ nhiệm Khoa Quản lý Công nghiệp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 1996, ông được phong học hàm phó giáo sư ngành Kinh tế.
- Năm 1997, ông giữ chức vụ Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, và được bầu làm Đại biểu Quốc hội Khóa X.
- Từ 1999 - 2006 ông là ủy viên Ban Thường vụ Thành Ủy (tháng 3 năm 2001), Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Khóa VI, Phó Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 5 năm 2001).
- Tháng 11 năm 2002 ông được phong học hàm giáo sư ngành Kinh tế.
- Tháng 4 năm 2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
-Ngày 2 tháng 4 năm 2010 báo điện tử VietNamnet đưa tin ông được sự đồng ý của Thủ tướng thôi kiêm nhiệm giữ chức bộ trưởng để tập trung cho nhiệm vụ phó thủ tướng.
Thành viên chính phủ
Ngày 28 tháng 6 năm 2006 ông được đề bạt cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thay Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển xin miễn nhiệm. Ngày 2 tháng 8 năm 2007 ông được Quốc hội phê chuẩn làm Phó thủ tướng Chính phủ, kiêm chức Bộ trưởng,. Ngày 2 tháng 8 năm 2007, Quốc hội chính thức thông qua đề cử của thủ tướng khi này ông được 54 tuổi, một lứa tuổi trung bình so với các chính khách Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ
Vai trò phó thủ tướng chính phủ của ông bắt đầu rõ nét dần trong thời gian từ cuối năm 2007, với các hoạt động: về văn hóa của một số địa phương, như là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đà Lạt; ngành thể dục thể thao Việt Nam; phong cấp giáo sư và phó giáo sư; đưa ra kế họach phát triển ngành công nghệ thông tin Việt Nam; các vấn đề xã hội; sắp xếp nhân sự trong ngành giáo dục...
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ngay từ lúc nhậm chức, ông đã đề ra chính sách cải cách nền giáo dục Việt Nam với tiêu chí:"chống bệnh thành tích trong học tập và tiêu cực trong thi cử", "xây dựng một phương pháp học sáng tạo, thực chất, học là phải dùng được", "đổi mới phương pháp học tập theo xu hướng tiên tiến của thế giới".
Năm học 2006 - 2007
Mở đầu năm học 2006 - 2007 ông thực hiện cuộc vận động hai không: "Nói không với tiêu cực trong thi cử" và "Nói không với việc chạy theo thành tích" bắt buộc tất cả các cơ sở giáo dục trong cả nước phải làm theo.
Năm 2007 là năm ngành giáo dục Việt Nam chứng khiến nhiều vụ việc gây chú ý lớn trong dư luận xã hội với mức độ cao: vụ "hacker" Bùi Minh Trí tấn công trang chủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vụ Huỳnh Thị Ngọc Trâm; các vụ chạy điểm thành tích bị bóc trần và xử lý nghiêm khắc, thậm chí tiêu cực còn lan đến tận Bộ và tới cả các cán bộ cấp cao...
Dư luận nhìn chung là không hài lòng với ông Nguyễn Thiện Nhân nhưng cũng có người ủng hộ.
Tác dụng của chính sách mới xuất hiện ngay cuối năm học, ở kỳ thi tốt nghiệp trung học: chỉ tính riêng hệ trung học phổ thông kỳ thi lần một chỉ có 67,5% đỗ tốt nghiệp (thậm chí có trường không đỗ học sinh nào) thêm cả lần hai là 80,38%; hệ trung học bổ túc cả hai đợt là 46,26% so với năm học 2005-2006: THPT: 92% BTTH: 74,6%. Dư luận xã hội Việt Nam nhìn chung là chấp nhận điều này và chỉ đặt ra nhiều câu hỏi về thực chất giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có chỉ trích cách làm của ông Nguyễn Thiện Nhân, cho rằng việc ông cho tổ chức cho ôn tập và thi tốt nghiệp lần 2 là quá tốn kém (khoảng 122 tỷ đồng) và hiệu quả không cao, thậm chí giáo sư Hoàng Tụy còn cho rằng kỳ thi này chỉ mang tính hình thức.
Năm học 2007 - 2008
Ông đưa ra khẩu hiệu cho năm học 2007 - 2008 là "năm không" gồm: "nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc "ngồi nhầm lớp" (cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp) và (dành cho các bậc đào tạo sau trung học) đào tạo không theo nhu cầu xã hội"; đẩy mạnh công cuộc "xã hội hóa giáo dục" nhằm "Huy động tổng thể sức mạnh của toàn xã hội phát triển giáo dục và đào tạo".
Cuối tháng 12 năm 2007, ông đề xuất một ý kiến: "ghi số tiền sinh viên vay nợ trên bằng tốt nghiệp"; ý kiến mà ông nói rằng chỉ là "gợi ý" nhưng dẫn đến một cuộc tranh cãi gay gắt, gồm rất nhiều các nhân vật có uy tính ở nhiều ngành nghề vì: "tính chất của bằng tốt nghiệp không liên quan gì đến vay nợ". Nhưng ông tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình: "Vay tiền, mà vay nhà nước để ăn học, tại sao lại là một việc đáng xấu hổ?”.
Đầu năm 2008, ông đệ trình chính phủ về việc tăng học phí cho giáo dục bậc đại học, tăng trách nhiệm tự chủ tài chính cho các trường đại học. Ngoài ra, ông còn nhắc lại một lần nữa về công tác nâng cao chất lượng giáo dục đại học; điều mà ông đã đề cập khi mới nhận chức.
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2008 đã diễn ra thành công với kết quả đỗ cao hơn năm trước: tỷ lệ đỗ khoảng 76%.
Những tai tiếng
Năm 2006, nhân vụ tấn công trang chủ của Bộ Giáo dục do học sinh Bùi Minh Trí thực hiện, ông có viết một lá thư có nhan đề "Nỗi đau của tôi trong ngày 20-11-2006" trong đó không hiểu vì lý do gì ông được biết vụ tấn công của Trí vào trưa ngày 20 tháng 11 trong khi thực tế vụ tấn công của Trí diễn ra 1 tuần sau đó, vào ngày 27 tháng 11.
Năm 2007, ông lại vướng vào một vụ tai tiếng nhỏ khác cũng vì phát biểu lỡ lời, trong một buổi phỏng vấn với phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng, ông phát biểu: "Học phí chắc chắn sẽ phải tăng, có thể phải chấp nhận cả việc số người đi học sẽ giảm vì tăng học phí!" dù Bộ đã tuyên bố nhiều lần: "..sẽ không để ai phải nghỉ học vì học phí..". Vụ việc đã gây nên dư luận khiến ông phải viết một bức thư nói rằng SGGP đã hiểu sai ý ông, nhưng tới nay vẫn không thấy Sài Gòn Giải Phóng gỡ bài báo này đi hay đính chính gì.
Quan điểm về Hoa Kỳ
Khi sang Hoa Kỳ du học, mặc dù gia đình và cả bên gia đình vợ đã phản đối vì cho rằng "... Hoa Kỳ là kẻ thù của chúng ta... cần học gì từ họ?" nhưng ông vẫn đi vì muốn "tạo mối quan hệ mới [với Hoa Kỳ]... hiểu về Hoa Kỳ, và nhân dân Hoa Kỳ... nhằm kiến tạo những mối quan hệ mới với họ... và tôi [Nguyễn Thiện Nhân] đã đến đấy [Hoa Kỳ]".
• Ông là người luôn tạo điều kiện rất tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài khi họ đầu tư vào Việt Nam.
Nhận định về ông
• "...Nguyễn Thiện Nhân không phải là người xa lạ với nước Mỹ..."
• "...Ngành giáo dục Việt Nam có một chiến sĩ là Nguyễn Thiện Nhân..."
Danh hiệu
• Ông được phong học hàm phó giáo sư Kinh tế (1996), giáo sư (2002).
• Giải thưởng Sao Khuê (Sao Khue Award) năm 2005.
• Tiến sĩ danh dự ngành Thương mại của Trường Đại học RMIT (2006).
• Ông được thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2007.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_014
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_015Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_016Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_017



    abc 14/4/2010, 10:34 am

Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Ava_0110Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Ava_0310
Anonymous
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Ava_0710Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Ava_0910
abc
Danh Hiệu Khách viếng thăm

Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Vide10
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_010Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_011Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_012
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_013

Tiêu Đề: Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN



Thông tin này bổ ích lắm! cảm ơn đã post bài viết này.
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_014
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_015Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_016Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_017



Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Ava_0110Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Ava_0310
Anonymous
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Ava_0710Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Ava_0910
Tr?n Hùn
Danh Hiệu Khách viếng thăm

Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Vide10
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_010Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_011Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_012
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_013

Tiêu Đề: Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN



Cám ơn bạn nhé, mình sẽ thu âm và phát trên Phát thanh của Trường!
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_014
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_015Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_016Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_017



Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Ava_0110Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Ava_0310
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Ava_0710Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Ava_0910
Sponsored content
Danh Hiệu
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Vide10
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_010Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_011Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_012
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_013

Tiêu Đề: Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN



Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_014
Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_015Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_016Tiểu sử NGUYỄN THIỆN NHÂN Thtx_017



Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơn Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bình luận về bài viết

Bạn cần để bình luận về bài viết


Nếu chưa có tài khoản bạn vui lòng tài khoản

Quyền hạn của bạn:
Bạn không có quyền trả lời bài viết