Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0110Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0310
avatar
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0710Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0910
anhson
Danh Hiệu Thượng Tá

Thượng Tá
Tổng số bài gửi : 97
Join date : 01/02/2010
Tuổi : 40
Đến từ : Tra Vinh
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Vide10
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_010Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_011Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_012
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_013

Tiêu Đề: Đề cương ôn tập môn Tâm lý học




ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
==================

1. Trình bày sự phân loại các hiện tượng tâm lý người. Cho ví dụ minh hoạ?
Trả lời:

Tâm lý là hiện tượng tinh thần, nó tồn tại trong đầu óc của ta nên ta không thể nghiên cứu nó một cách trực tiếp như các hiện tượng vật chất được, mà ta chỉ có thể nghiên cứu nó một cách gián tiếp thông qua những biểu hiện bên ngoài (hành vi, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ngôn ngữ,…)

Tâm lý là một hiện tượng rất quen thuộc, gần gũi gắn bó với con người; các hiện tượng tâm lý có sức mạnh vô cùng to lớn trong đời sống con người

Căn cứ vào diễn biến và thời gian tồn tại của các hiện tượng tâm lý người, ta thường chia các hiện tượng tâm lý thành ba loại sau:

1. Quá trình tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý có khởi đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng. Quá trình tâm lý thường diễn ra trong thời gian ngắn.
- Quá trình nhận thức: Gồm có cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng.
- Quá trình xúc cảm – tình cảm biểu thị sự vui mừng hay tức giận…
- Quá trình ý chí – hành động – ý chí.

2. Trạng thái tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, nó luôn gắng liền với quá trình tâm lý và ảnh hưởng tới các quá trình tâm lý. Trạng thái tâm lý gồm có: chú ý và do dự.

3. Thuộc tính tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý đã trở thành bền vững, ổn định ở con người, tạo những nét đặc trưng, nét riêng của nhân cách. Nó gồm có: xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất.
Các hiện tượng tâm lý trên có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau, chúng chi phối bổ sung hỗ trợ cho nhau. Hiện tượng này tạo ra hiện tượng kia. Ngoài ba hiện tượng tâm lý nói trên còn một hiện tượng tâm lý cao cấp đặc biệt có ảnh hưởng nhiều đến các hiện tượng tâm lý khác đó là ý thức.

==> Căn cứ vào sự tham gia của ý thức ta có: Những hiện tượng tâm lý có ý thức và những hiện tượng tâm lý vô thức.

* Vô thức: là hình thức phản ánh hiện thực khách quan không đạt đến cấp độ ý thức. Trong trạng thái vô thức, con người không nhận thức được hành động của mình, con người mất khả năng định hướng hoàn toàn về không gian, thời gian và không có khả năng điều chỉnh hành vi bằng ngôn ngữ (vì nó bị rối loạn). Vô thức bao gồm nhiều hiện tượng có tính chất bệnh lý như hoang tưởng, ảo giác,…Hiện tượng xảy ra trong trạng thái ức chế của hệ thần kinh như mơ ngủ,…Những hiện tượng xuất phát từ bản năng như chớp mắt, ngủ gật, ngáp…Hiện tượng tiềm thức như thói quen, kỹ xảo,…Hiện tượng vụt sáng,...

2. Khi nói về bản chất hiện tượng tâm lý người V.I.Lênin đã khẳng định: “Các đối tượng, sự vật, vật thể tồn tại ngoài chúng ta và không phụ thuộc vào ta; các cảm giác của chúng ta đều là hình ảnh của thế giới bên ngoài”.
Khẳng định trên của Lênin đã nói lên luận điểm nào trong tâm lý học duy vật biện chứng. Phân tích nội dung, ý nghĩa của luận điểm đó.

Trả lời:

Trong tâm lý học duy vật biện chứng, có 03 luận điểm cơ bản về bản chất hiện tượng tâm lý người, đó là: Tâm lý người là chức năng của não, tâm lý là sự phản ánh HTKQ vào não thông qua chủ thể và tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử.

Khẳng định trên của Lênin đã dựa trên luận điểm tâm lý là sự phản ánh hiện tượng khách quan vào não thông qua chủ thể.

Tâm lý là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào não người bằng chính hoạt động của chủ thể.
Tâm lý người không phải tự nhiên mà có, cũng không phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phải là do não tiết ra giống như gan tiết ra mật. Mà tâm lý là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào não người thông qua “lăng kính chủ quan” của cá nhân. V.I.Lênin đã nói: “Tâm lý là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.

- Hiện thực khách quan: Là tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài ý thức của con người với những thuộc tính không gian, thời gian và luôn vận động. Có những cái ta có thể cảm nhận được bằng mắt thường, có những cái thì không thể cảm nhận được bằng mắt thường như sóng siêu âm, tia tử ngoại...

- Phản ánh: Là thuộc tính chung của tất cả các sự vật hiện tượng đang vận động. Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hoá lẫn nhau. Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác, kết quả là để lại dấu vết tác động cả ở hệ thống vật chất tác động và hệ thống vật chất chịu sự tác động.

3.
Cùng chung một tiếng tơ lòng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm

Hai câu thơ trên nói lên luận điểm nào trong tâm lý học duy vật biện chứng? Phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm đó.

Trả lời:

Hai câu thơ trên nói lên luận điểm “Phản ánh tâm lý là phản ánh đặc biệt”, mang tính sinh động, sáng tạo và mang tính chủ thể.

Cùng nhận sự tác động của hiện thực khách quan nhưng ở mỗi chủ thể khác nhau sẽ cho ta những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau.Vì vậy, ta thấy tâm lý của người này khác với tâm lý của người kia.

- Phản ánh tâm lý là sự tác động của hiện thực khách quan vào não người (là tổ chức cao nhất của vật chất). Chỉ có hệ thần kinh và bộ não người mới có khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan tạo ra trên não hiện tượng tâm lý với tư cách như là hiện tượng tinh thần. C.Mác nói: Tinh thần, tư tưởng, tâm lý...chẳng qua là vật chất được chuyển vào trong đầu óc, trong đó biến đổi mà thành.

- Phản ánh tâm lý tạo ra “hình ảnh tâm lý” về thế giới, nhưng hình ảnh tâm lý không phải là sự phản chiếu thụ động của chiếc gương phẳng mà nó mang tính sinh động, sáng tạo hơn so với hình ảnh của các phản ánh vật lý, sinh vật...

- Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể. Bởi vì, trong quá trình tạo ra hình ảnh tâm lý mỗi cá nhân phải đưa vào đó vốn sống, vốn kinh nghiệm của mình vào trong hình ảnh tâm lý đó làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan.



(Còn tiếp...)
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_014
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_015Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_016Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_017



Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0110Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0310
avatar
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0710Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0910
anhson
Danh Hiệu Thượng Tá

Thượng Tá
Tổng số bài gửi : 97
Join date : 01/02/2010
Tuổi : 40
Đến từ : Tra Vinh
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Vide10
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_010Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_011Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_012
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_013

Tiêu Đề: Đề cương ôn tập môn Tâm lý học




4. Tâm lý người mang tính chủ thể điều đó đúng hay sai? Nêu một số nguyên nhân làm cho tâm lý người này khác với tâm lý người kia?

Trả lời:

Đúng, bởi vì:

- Mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ.
- Hoàn cảnh sống và điều kiện giáo dục không giống nhau.
- Mức độ hoạt động và giao tiếp ở mỗi người khác nhau.

* Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý được thể hiện:

+ Cùng nhận sự tác động của hiện thực khách quan nhưng ở mỗi chủ thể khác nhau sẽ cho ta những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau.Vì vậy, ta thấy tâm lý của người này khác với tâm lý của người kia.

+ Cùng sự tác động của hiện thực khách quan đến một chủ thể nhưng vào thời gian địa điểm, điều kiện hoàn cảnh, trạng thái cơ thể, trạng thái tâm lý khác nhau cũng có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chính chủ thể đó.

- Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận nó một cách rõ ràng, đầy đủ và thể hiện nó thông qua thái độ, hành vi khác nhau của chủ thể đối với hiện thực.

Tâm lý là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của chủ thể. Không có hoạt động của chủ thể thì không có hình ảnh tâm lý và không thể hình thành tâm lý người. Hoạt động tâm lý dựa trên cơ sở hoạt động của não bộ và qui luật hệ thần kinh cấp cao. Nhưng hoạt động của não bộ chỉ qui định hình thức diễn biến tâm lý (về cường độ, tốc độ...), còn nội dung tâm lý là do kinh nghiệm xã hội lịch sử của mỗi người tiếp thu được trong cuộc sống qui định. Thực tế cho thấy, có nhiều người có bộ não và năng lực làm việc như nhau nhưng nội dung tâm lý của họ không giống nhau, thậm chí còn đối lập nhau.

Do vậy, khi nghiên cứu, cải tạo tâm lý người phải nghiên cứu hoàn cảnh mà người đó sống; Trong công tác cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú ý đến cái riêng của mỗi người.

Ta thấy tâm lý của người này khác với tâm lý của người kia là do bởi những nguyên nhân sau:
1. Giáo dục
2. Tự giáo dục
3. Hoạt động
4. Giao tiếp
5. Tập thể
6. Di truyền (tư chất)
7. Hoàn cảnh – môi trường

5. Nêu những luận điểm của tâm lý học duy vật biện chứng. Phân tích nội dung luận điểm: “Tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử”. Từ đó anh(chị) hãy rút ra những kết luận cần thiết trong cuộc sống.

Trả lời:

Trong tâm lý học duy vật biện chứng có 03 luận điểm cơ bản sau: Tâm lý người là chức năng của não, tâm lý là sự phản ánh HTKQ vào não thông qua chủ thể và tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử.

Như ta đã biết, sự xuất hiện loài người là kết quả của một quá trình phát triển tiến hóa lâu dài của giới động vật, tâm lý con người được nảy sinh và phát triển trong quá trình hoạt động thực tiễn của họ. Điều này nói lên tâm lý người khác về chất so với tâm lý của con vật, bởi vì, tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử.

Bản chất xã hội - lịch sử của tâm lý người thể hiện:

+ Tâm lý người có nguồn gốc từ hiện thực khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội). Trong đó, nguồn gốc xã hội là cái quyết định bản chất tâm lý người thể hiện thông qua các mối quan hệ xã hội (quan hệ kinh tế, đạo đức, pháp quyền, giáo dục...). Nếu con người thoát li khỏi các mối quan hệ người - người, thì tâm lý của con người mất bản tính người có nghĩa là không khác gì tâm lý loài vật.

+ Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Loài người có lao động và sống thành xã hội. Nhờ có lao động mà con người có thể chuyển các hiện tượng tâm lý sống động của cá nhân vào những sản phẩm vật chất và tinh thần. Nhờ có sự giao tiếp giữa người với người mà mỗi hiện tượng tâm lý nảy sinh trong đầu mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng tới người khác và được chuyển thành hiện tượng tâm lý chung của xã hội, nó được truyền từ đời này qua đời khác.

+ Sự phát triển tâm lý con người là quá trình lĩnh hội nền văn hóa xã hội thông qua các dạng hoạt động khác nhau. Chính hoạt động và các mối quan hệ của con người trong xã hội có tính quyết định sự phát triển tâm lý người.

+ Tâm lý người được hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội. Nó chịu sự chế ước của các điều kiện xã hội lịch sử.

Tóm lại: Tâm lý người về hoạt động mà nói thì là hoạt động của não, là phản xạ có điều kiện; về mặt nội dung là sự phản ánh của hiện thực khác quan vào não con người, nên tâm lý người mang sắc thái riêng của cá nhân, của dân tộc, giai cấp... Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp.

Rút kinh nghiệm trong cuộc sống: (cái này mỗi người nên có ý kiến khác nhau)

6. Nêu những điều kiện cần thiết để cảm giác xuất hiện? Độ nhạy cảm của cảm giác có giới hạn hay không? Nêu giới hạn của thị giác và thính giác?

Trả lời:

Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật và hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.

Cảm giác chỉ xuất hiện khi đang có sự tác động trực tiếp của một sự vật hay hiện tượng nào đó vào các giác quan.

Độ nhạy cảm của cảm giác có giới hạn vì: Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan, nhưng không phải bất cứ kích thích nào tác động vào giác quan cũng đều gây ra cảm giác. Do vậy, muốn gây ra cảm giác thì kích thích phải đạt tới một giới hạn nhất định, ta gọi đó là ngưỡng cảm giác (ngưỡng phía trên và ngưỡng phía dưới), khi đó khả năng cảm nhận được kích thích ở cường độ tối thiểu (ngưỡng phía dưới) để gây được cảm giác chính là độ nhạy cảm của cảm giác.

* Thị giác: Cho ta biết những thuộc tính về màu sắc, hình dạng, kích thước… của đối tượng.

Ví dụ:
- Ngưỡng phía dưới của thị giác có bước sóng là 390milimicron.
- Ngưỡng phía trên của thị giác có bước sóng là 780 milimicron.

Ví dụ:
- Khi ta đang ở chỗ sáng (cường độ kích thích của ánh sáng mạnh) mà vào chỗ tối (cường độ kích thích của ánh sáng yếu) thì lúc đầu không nhìn thấy gì cả, phải sau một thời gian ta mới dần dần thấy rõ (thích ứng). Trong bóng tối tuyệt đối thì độ nhạy cảm với ánh sáng tăng tới gần 200.000 lần sau 40 phút.

Theo kết quả nghiên cứu của nhà tâm lý học Eugene galanter năm 1962 về ngưỡng cảm giác (giới hạn) của con người về thị giác thì con người có thể nhìn thấy được một ngọn nến thắp sáng ở cách xa 30 dậm trong đêm tối không có sương mù.

* Thính giác: Cho ta biết thuộc tính âm thanh, ngôn ngữ,…

Ví dụ: Cảm giác nghe của con người có khác nhau về độ cao, cường độ và âm sắc. Độ cao được xác định bằng số lượng dao động trong một giây tức là tấn số dao dộng càng lớn âm càng cao và ngược lại. Cảm giác nghe của người phản ứng với những âm trong giới hạn từ 16 000 – 20 000 dao động trên một giây. Những âm nằm dưới giới hạn cảm giác nghe (âm thấp gọi là ngoại âm và những âm những âm cao của giới hạn cảm giác nghe gọi là siêu âm)

Cũng theo kết quả nghiên cứu của nhà tâm lý học Eugene galanter năm 1962 về ngưỡng cảm giác (giới hạn) của con người về thính giác thì con người có thể nghe được tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ đeo tay ở cách xa khoảng hơn 6m trong khung cảnh yên lặng.


(còn tiếp...)
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_014
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_015Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_016Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_017



Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0110Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0310
avatar
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0710Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0910
anhson
Danh Hiệu Thượng Tá

Thượng Tá
Tổng số bài gửi : 97
Join date : 01/02/2010
Tuổi : 40
Đến từ : Tra Vinh
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Vide10
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_010Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_011Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_012
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_013

Tiêu Đề: Đề cương ôn tập môn Tâm lý học





7. Phân tích qui luật ngưỡng cảm giác? Từ đó anh (chị) liên hệ với hoạt động của bản thân.

Trả lời:

- Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan, nhưng không phải bất cứ kích thích nào tác động vào giác quan cũng đều gây ra cảm giác. Muốn gây ra cảm giác thì kích thích đó phải đạt tới một giới hạn nhất định. Giới hạn đó được gọi là ngưỡng cảm giác. Có hai loại ngưỡng cảm giác: ngưỡng phía dưới và ngưỡng phía trên.

+ Ngưỡng phía dưới là cường độ tối thiểu đủ để gây được cảm giác. Khả năng cảm nhận được kích thích này gọi là độ nhạy cảm của cảm giác

+ Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ tối đa của kích thích vẫn còn gây được cảm giác.

Ví dụ: ngưỡng phía dưới của cảm giác nhìn có bước sóng là 390 milimicron và ngưỡng phía trên là 780 milimicron.

- Phạm vi giữa hai ngưỡng cảm giác có những vùng cảm giác được, trong đó có một vùng phản ánh tốt nhất, giúp ta nhận biết đối tượng một cách rõ ràng chính xác.

- Ngưỡng sai biệt là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để phân biệt được sự khác biệt của hai kích thích đó.

Ngưỡng sai biệt có vai trò đặc biệt quan trong trong việc vận dụng để thay đổi giá cả, mẫu mã và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Ngưỡng sai biệt tỷ lệ nghịch với độ nhạy cảm sai biệt. Ngưỡng sai biệt càng lớn thì độ nhạy cảm của cảm giác nhỏ và ngược lại ngưỡng sai biệt nhỏ thì độ nhạy cảm của cảm giác càng cao. Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của cảm giác có thể thay đổi tùy theo lứa tuổi, trạng thái sức khỏe, trạng thái tâm sinh lý, tính chất nghề nghiệp và do rèn luyện của mỗi người.

Theo kết quả nghiên cứu của nhà tâm lý học Eugene galanter năm 1962 về ngưỡng cảm giác của con người:

1. Thị giác: nhìn thấy được một ngọn nến thắp sáng ở cách xa 30 dậm trong đêm tối không có sương mù.

2. Thính giác: nghe được tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ đeo tay ở cách xa khoảng hơn 6m trong khung cảnh yên lặng.

3. Vị giác: phân biệt được vị ngọt của một thìa đường hòa tan trong khoảng 7,5 lít nước.

4. Khứu giác: Cảm nhận được mùi một giọt nước hoa trong một căn chung cư có 3 phòng.

5. Xúc giác: cảm nhận được cánh của 1 con ong rơi cách mặt 1cm như vờn nhẹ lên gò má.

Liên hệ hoạt động của bản thân…..(mỗi người đều có ý kiến khác nhau)

8. Phân tích qui luật tác động qua lại giữa các cảm giác? Từ đó anh (chị) liên hệ với hoạt động của bản thân.

Trả lời:

- Tác động qua lại giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cảm giác này dưới ảnh hưởng của một cảm giác kia. Có nghĩa là: Khi kích thích nhẹ vào cơ quan phân tích này sẽ tăng độ nhạy cảm của cơ quan phân tích kia. Kích thích mạnh vào cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy của cơ quan phân tích kia.

Ví dụ: Trong phòng có mùi thơm dễ chịu sẽ làm cho mắt ta nhìn tinh hơn. Hay khi ta nấu chè mà nếm lúc còn nóng sẽ cảm thấy không ngọt bằng lúc chè nguội.

- Sự tác động qua lại giữa các cảm giác còn thể hiện ở chỗ là từ một cảm giác này có thể tạo ra một cảm giác khác.

Ví dụ: Ta lấy hai thanh tre, nứa cọ vào nhau, lúc đầu ta có cảm giác về âm thanh nhưng nghe một hồi thì ta cảm thấy gai người (cảm giác cơ thể).

- Sự tác động qua lại giữa các cảm giác diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên cơ sở những cảm giác đồng loại hay khác loại sẽ tạo ra sự tương phản giữa các cảm giác. Hiện tượng dùng phấn trắng viết trên bảng đen...

Cảm giác tuy là quá trình phản ánh thấp nhất nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Do vậy mà con người cần rèn luyện cho cảm giác thêm tinh, thêm thính, phải giữ gìn các cơ quan phân tích làm cơ sở để phát triển tính nhạy cảm của cảm giác.

Liên hệ hoạt động của bản thân…..(mỗi người đều có ý kiến khác nhau)

9. So sánh quá trình cảm giác và quá trình tri giác? Tại sao cảm giác và tri giác cùng bậc thang nhận thức cảm tính nhưng tri giác phản ánh cao hơn so với cảm giác?

Trả lời:

* Giống nhau:

- Cũng là một quá trình tâm lý
- Cũng phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
- Cũng diễn ra và có thể chỉ diễn ra khi sự vật hay hiện tượng mà nó phản ánh đang tác động vào giác quan.
- Cũng là nhận thức cảm tính.

* Khác nhau:

Cảm giác
Tri giác

- Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách đơn lẻ.

- Mỗi cảm giác chỉ là một mẫu thông tin vô nghĩa.

- Nhiều cảm giác về cùng một sự vật và hiện tượng có thể được kết hợp với nhau để phản ánh trọn vẹn sự vật hay hiện tượng đó và tạo nên một thông tin có ý nghĩa, tức là tạo nên một tri giác.

- Là nhận thức cảm tính thấp hơn tri giác.


- Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn.

- Tri giác là sự nhận thức được ý nghĩa của sự vật, hiện tượng: nó cho ta biết sự vật, hiện tượng đã cho ta những cảm giác là sự vật gì, hiện tượng gì.

- Các tri giác của mỗi người chúng ta không bao giờ cũng là sự tổng hợp một cách khách quan các cảm giác mà ta có được trước đó mà thường là có sự tham gia của những kinh nghiệm và tình cảm riêng tư, chủ quan của chủ thể làm cho sự tri giác đó có thể thiên lệch, méo mó và không giống với sự tri giác của những người khác đối với cùng một sự vật, hiện tượng đó, nghĩa là đã có sự cá nhân hóa tri giác ở mỗi người.

- Tri giác là nhận thức cảm tính cao hơn cảm giác.

Tuy cùng bậc thang nhận thức cảm tính nhưng tri giác phản ánh ở mức cao hơn so với cảm giác. Bởi vì, tri giác đã phản ánh một cách trọn vẹn thuộc tính của sự vật hiện tượng mà ở quá trình cảm giác mới chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng. Tri giác phản ánh sự vật một cách trọn vẹn là do: bản thân sự vật, hiện tượng mang tính trọn vẹn; do sự kết hợp của các cảm giác thành phần, đặc biệt là do vai trò của kinh nghiệm sống và sự tham gia của ngôn ngữ trong quá trình tri giác đối tượng. Tri giác được thực hiện trên cơ sở phối hợp của nhiều cơ quan phân tích. Nhờ đó mà con người có thể tri giác đối tượng một cách đầy đủ chính xác hơn


(còn nữa...)
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_014
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_015Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_016Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_017



Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0110Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0310
avatar
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0710Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0910
anhson
Danh Hiệu Thượng Tá

Thượng Tá
Tổng số bài gửi : 97
Join date : 01/02/2010
Tuổi : 40
Đến từ : Tra Vinh
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Vide10
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_010Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_011Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_012
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_013

Tiêu Đề: Đề cương ôn tập môn Tâm lý học




10. Trong “Ngục trung nhật ký” của Hồ Chủ tịch có viết:
“Một ngày tù nghìn thu ở ngoài
Lời nói người xưa đâu có sai
Sống khác loài người vừa bốn tháng
Tiều tụy còn hơn mười năm trời”

Bài thơ của Hồ Chủ tịch nói lên hiện tượng nào trong tâm lý học? Tại sao? Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến việc cảm nhận thời gian lúc nhanh lúc chậm?


Trả lời:

Bài thơ trên của Hồ Chủ tịch đã nói lên hiện tượng “Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan”, biểu hiện cụ thể chính là sự tri giác thời gian, vì: Theo tâm lý học, sự ước lượng thời gian của chúng ta có sự thay đổi. Trong tri giác thời gian cũng có những ảo giác, nghĩa là những sai lầm trong việc nhận xét độ ngắn dài của khỏang thời gian, chẳng hạn khi chúng ta bận nhiều công việc, hoặc trạng thái phấn khởi thì thời gian hình như đi nhanh hơn, rút ngắn lại. Trái lại những lúc nhàn rỗi hoặc trong trạng thái chờ đợi hoặc buồn bực thì chúng ta cảm thấy thời gian như đi chậm lại. Hồ Chủ tịch thấy thời gian ở trong tù “rất dài” chính là như vậy và người xưa cũng có câu tương tự như “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.

Hoạt động, trạng thái tâm lý và lứa tuổi có ảnh hưởng lớn đến việc tri giác thời gian. Điều này có nghĩa là sẽ ảnh hưởng đến việc cảm nhận thời gian lúc nhanh lúc chậm tùy vào hoạt động, trạng thái tâm lý và lứa tuổi của một người nào đó.

11. Phân tích bản chất và vai trò của tưởng tượng trong đời sống của con người.

Trả lời:

Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của con người bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. Tưởng tượng tạo ra hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ nhờ các phương thức lắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh, mô phỏng...Vì vậy, những hình ảnh của tưởng tượng dù là những hình ảnh sáng tạo nhất, viễn tưởng nhất về nội dung, cũng đều là sự kết hợp độc đáo của những yếu tố nằm trong bản thân các sự vật, hiện tượng có thật.

Bản chất:

-Về nội dung phản ánh: Tưởng tượng phản ánh cái mới, những cái chưa được có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc xã hội. Cái mới ấy được tưởng tượng tạo ra dưới hình thức biểu tượng mới bằng cách sáng tạo ra nó, xây dựng nó trên cơ sở biểu tượng đã có.

- Về phương thức phản ánh: Khác với tư duy là quá trình vạch ra những thuộc tính, bản chất của sự việc, hiện tượng, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật thông qua sự vận hành của thao tác tư duy, tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở biểu tượng đã biết nhờ các phương thức hành động: Chắp ghép liên hợp, nhấn mạnh điển hình hóa.

- Về phương diện kết quả phản ánh: Sản phẩm của tưởng tượng là các biểu tượng. Đó là một hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ.

Vai trò:

- Tưởng tượng có vai trò rất quan trọng trong bất kỳ hoạt động nào của con người. Tưởng tượng giúp con người định hướng hoạt động của mình bằng cách xây dựng trước mô hình tâm lý về kết quả cuối cùng của hoạt động và đảm bảo việc tiến hành hoạt động để đi đến kết quả đó. Nếu không hình dung ra được kết quả công việc của mình thì ta khó có thể bắt đầu công việc được. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa lao động của con người và những hành động theo bản năng của con vật.

- Tưởng tượng là cơ sở của mọi phát minh khoa học vĩ đại, vì nó giúp cho các nhà khoa học thu thập những thông tin sự kiện để tạo ra các phát minh vĩ đại đó.

- Tưởng tượng giúp nhà giáo dục hiểu sâu sắc thế giới bên trong của học sinh để xác định nội dung, phương pháp và hình thức dạy học và giáo dục có hiệu quả.

- Tưởng tượng giúp cho con người vượt qua một vài giai đoạn của hoạt động trí tuệ, khi mà tri thức của con người không đủ sức giải quyết vấn đề.

- Tưởng tượng có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển toàn bộ nhân cách của con người. Đây cũng chính là căn cứ để đánh giá nhân cách của mỗi người như căn cứ vào hình mẫu lý tưởng của con người.

- Tưởng tượng có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần của con người, nó có liên quan đến xúc cảm và có thể là nguồn gốc làm xuất hiện các tình cảm sâu sắc và bền vững. Ngoài ra, tưởng tượng còn ảnh hưởng tới các quá trình hoạt động của cơ thể, nó có thể tạo ra những phản ứng nhất định của một cơ quan nào đó trong cơ thể con người. Chẳng hạn như hiện tượng ám thị hay một số người bị bệnh tưởng...

12. Nêu các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng. Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Thay đổi kích thước, số lượng, thành phần của các sự vật

Vd: Phóng đại lên như biểu tượng về người khổng lồ, thu nhỏ lại biểu tượng về chú bé tí hon; tượng phật trăm tay nghìn mắt,…

- Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật hiện tượng.

Vd: Tranh biếm họa, phương pháp cường điệu trong văn học,…(Lỗ mũi mười tám gánh lông/Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho)

- Chắp ghép: Ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau lại thành một sự vật mới. Trong hình ảnh mới, các bộ phận hợp thành vẫn giữ nguyên, không bị chế biến, thay đổi.

Vd: Con rồng, hình đầu người mình cá,…

- Liên hợp: Tạo ra hình ảnh mới bằng cách liên hợp các bộ phận của nhiều sự vật khác nhau, trong đó các bộ phận tạo nên hình ảnh đều được cải biến, sắp xếp trong tương quan mới.

Vd: Ô tô bay, thủy phi cơ, xe tăng lội nước,…

- Điển hình hóa: Tạo ra hình ảnh mới phức tạp, trong đó các thuộc tính, đặc điểm điển hình của nhân cách như là đại diện cho một giai cấp, tầng lớp xã hội.

Vd: "Cờ búa liềm" tượng trưng cho liên minh công nông.

- Loại suy: Tạo ra hình ảnh mới bằng cách mô phỏng từ các svht có thật.

Vd: Máy bay, tàu ngầm,…

So sánh tưởng tượng và tư duy

* Giống nhau :

- Tư duy và tưởng tượng đều nảy sinh từ hoàn cảnh có vấn đề. Tuy nhiên cũng tuỳ thuộc vào mức độ hoàn cảnh có vấn đề mà nảy sinh tư duy hay tưởng tượng. Nếu nhiệm vụ của vấn đề là sáng tỏ thì quá trình giải quyết nhiệm vụ chủ yếu tuân theo quy luật của tư duy. Còn hoàn cảnh có vấn đề mang tính chất không rõ ràng, những tài liệu mở đầu khó phân biệt một cách chính xác, thì quá trình giải quyết nhiệm vụ theo cơ chế của tưởng tượng.

- Đều phản ánh cái mới chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân hay xã hội.

* Khác nhau:

Tư duy phản ảnh hiện thực dưới hình thức khái niệm còn tưởng tượng bắt đầu từ biểu tượng và thực hiện chủ yếu bằng hình thức hình ảnh cụ thể.


(còn nữa...)
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_014
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_015Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_016Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_017



Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0110Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0310
avatar
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0710Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0910
anhson
Danh Hiệu Thượng Tá

Thượng Tá
Tổng số bài gửi : 97
Join date : 01/02/2010
Tuổi : 40
Đến từ : Tra Vinh
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Vide10
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_010Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_011Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_012
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_013

Tiêu Đề: Đề cương ôn tập môn Tâm lý học





13. Phân tích mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

* Nhận thức:
Là một quá trình biện chứng diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, hình thức khác nhau. Tuỳ theo tính chất của sự nghiên cứu mà quá trình đó được phân ra thành cấp độ khác nhau: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, nhận thức thông thường và nhận thức khoa học. V.I.Lênin đã khái quát quá trình đó như sau: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”.

* Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động):
Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Trực quan sinh động bao gồm các hình thức sau: Cảm giác, tri giác và biểu tượng.

Nhận thức cảm tính có đặc điểm: Là giai đoạn nhận thức trực tiếp sự vật, phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện cơ quan cảm giác, kết quả thu nhận được tương đối phong phú, phản ánh được cả cái không bản chất, ngẫu nhiên và cả cái bản chất và tất nhiên. Hạn chế của nó là, chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

* Nhận thức lý tính (Tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.

Nhận thức lý tính có đặc điểm sau: Là giai đoạn nhận thức gián tiếp, trừu tượng, khái quát sự vật. Nhận thức lý tính phụ thuộc vào năng lực tư duy của con người. Do đó phản ánh được chính xác mối liên hệ bản chất tồn tại bên trong một sự vật hay một lớp các sự vật

* Mối quan hệ :

- Nhận thức cảm tính và lý tính có cùng chung đối tượng phản ánh, đó là các sự vật; cùng chung chủ thể phản ánh đó là con người và cùng do thực tiễn quy định.

- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn, hai cấp độ của chu trình nhận thức thống nhất. Trong đó, nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên, cấp độ thấp, còn nhận thức lý tính là giai đoạn kế tiếp, là cấp độ cao của quá trình nhận thức.

- Nhận thức cảm tính phản ánh khách thể một cách trực tiếp, đem lại những tri thức cảm tính, bề ngoài của khách thể, còn nhận thức lý tính phản ánh khách thể một cách gián tiếp, đem lại những tri thức về bản chất và quy luật của khách thể.

- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, chúng đều dựa trên cơ sở thực tiễn: nếu không có nhận thức cảm tính sẽ không có nhận thức lý tính, nhận thức cảm tính cung cấp tài liệu cảm tính cho nhận thức lý tính; mặt khác, nhận thức cảm tính đã chứa đựng những yếu tố của nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính tác động trở lại đối với nhận thức cảm tính làm cho nó chính xác hơn, nhạy bén, sâu sắc hơn.

- Nếu nhận thức chỉ dừng lại ở giai đoạn lý tính thì con người chỉ có được những tri thức về đối tượng. Còn bản thân tri thức đó có chân thực hay không thì chưa khẳng định được. Muốn khẳng định, nhận thức phải trở về thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn.

Ví dụ: Khi ngón tay chạm vào nước đang bốc hơi có cảm giác nóng, cái cảm giác đó là cảm tính. Khi thấy nước đang bốc hơi, trong đầu mình ước lượng được độ nóng có thể cho tay vào được, mình quyết định cho tay vào và cảm được độ nóng. Cái cảm giác nóng giống hệt như trên nhưng đã thông qua bộ não có xử lý thông tin nên gọi là lý tính.

14. Phân biệt giữa phản ánh nhận thức và phản ánh tình cảm. Cho ví dụ minh họa?

Trả lời:

* Giống nhau:

Đều phản ánh hiện thực khách quan, có bản chất xã hội và mang tính chủ thể.

* Khác nhau:

- Về nội dung phản ánh: Nhận thức phản ánh những thuộc tính và các mối liên hệ của bản thân thế giới, tình cảm phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhu cầu và động cơ của con người.

- Về phạm vi phản ánh: Phạm vi phản ánh tình cảm có tính lựa chọn, chỉ có sự vật hiện tượng có liên quan đến sự thỏa mãn với nhu cầu động cơ của con người mới gây nên tình cảm.

- Về phương thức: Phản ánh nhận thức phản ánh thế giới bằng hình ảnh, biểu tượng, khái niệm, còn tình cảm phản ánh bằng các rung cảm.

- Tính chủ thể của tình cảm cao hơn nhận thức.

- Quá trình hình thành tình cảm lâu dài hơn quá trình nhận thức.

Lưu ý rằng:

+ Nhận thức định hướng, điều chỉnh, điều khiển tình cảm đi đúng hướng

+ Tình cảm đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức sâu sắc.

15. Tình cảm là gì? Phân biệt giữa xúc cảm và tình cảm?

Trả lời:

Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.

Tình cảm là một dạng phản ánh tâm lý mới – phản ánh cảm xúc. Phản ánh cảm xúc có những điểm giống với phản ánh nhận thức là chúng đều phản ánh hiện thực khách quan, đều mang tính chủ thể và mang bản chất xã hội lịch sử.

Phân biệt giữa xúc cảm và tình cảm

* Giống nhau: Đều biểu thị thái độ của con người đối với hiện thực khách quan có liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu, động cơ của chủ thể đó. Đều có cơ sở sinh lý là hoạt động của não bộ. Đều mang tính chủ thể.

* Khác nhau:
Tuy khác nhau, nhưng xúc cảm và tình cảm liên quan mật thiết với nhau: Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm đồng loại và được thể hiện qua các xúc cảm, ngược lại tình cảm có ảnh hưởng ngược trở lại, chi phối các xúc cảm của con người.

Xúc cảm
Tình cảm

- Có cả ở người và động vật.

- Có trước.

- Là quá trình tâm lý.

- Luôn ở trạng thái hiện thực.

- Có tính nhất thời, biến đổi, phụ thuộc vào tình huống.

- Thực hiện chức năng sinh vật.

- Gắn liền với phản xạ không điều kiện, bản năng.


- Chỉ có ở con người.

- Có sau.

- Là thuộc tính tâm lý.

- Thường ở trạng thái tiềm tàng.

- Có tính ổn định.

- Thực hiện chức năng xã hội.

- Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với động hình thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2.




(Còn nữa...)
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_014
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_015Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_016Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_017



Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0110Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0310
avatar
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0710Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0910
anhson
Danh Hiệu Thượng Tá

Thượng Tá
Tổng số bài gửi : 97
Join date : 01/02/2010
Tuổi : 40
Đến từ : Tra Vinh
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Vide10
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_010Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_011Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_012
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_013

Tiêu Đề: Đề cương ôn tập môn Tâm lý học




16. Phân tích vai trò của tình cảm trong đời sống của cá nhân và trong giáo dục. Từ đó anh chị hãy rút ra những kết luận cần thiết cho bản thân.

Trả lời:

Tình cảm có vai trò lo lớn trong đời sống của con người cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý.
- Với nhận thức: Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm chân lý, ngược lại nhận thức là cái lý của tình cảm, lý chỉ đạo tình.

- Tình cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người khắc phục những khó khăn trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động. Tình cảm có một ý nghĩa đặc biệt trong công tác sáng tạo.

- Đối với đời sống: Tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống con người, con người không có tình cảm thì không thể tồn tại được.

- Đặc biệt trong công tác giáo dục thì tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng: Nó vừa là điều kiện vừa là phương tiện vừa là nội dung của giáo dục.

17. Trong ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu:

Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

Câu ca dao, tục ngữ trên nói lên qui luật nào của đời sống tình cảm? Anh(chị) hãy phân tích nội dung qui luật đó?


Trả lời:

“Qua đình ngã nón trông đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu” là biểu hiện của quy luật di chuyển tình cảm. Vậy, trong một con người thì tình cảm có thể được di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác. Quy luật này nhắc nhở chúng ta phải chú ý kiểm soát thái độ xúc cảm của mình, làm cho nó mang tính có chọn lọc tích cực, tránh “ vơ đũa cả nắm” ; “Giận cá chém thớt ”.

18. Tại sao xóa bỏ một kỹ xảo lại dễ hơn việc xóa bỏ một thói quen?

Trả lời:

- Kỹ xảo: Là loại hành động tự động hóa một cách có ý thức, nghĩa là được tự động hóa nhờ luyện tập.

- Thoái quen: Là loại hành động tự động hóa đã trở thành nhu cầu của con người.

Tuy cùng là hành động tự động hóa, nhưng thoái quen và kỹ xảo có nhiều điểm khác nhau:

KỸ XẢO
THOÁI QUEN

- Mang tính chất kỹ thuật thuần túy.
- Không gắn với tình huống nhất định
- Được hình thành nhờ con đường luyện tập có mục đích, có hệ thống.
- Ít bền vững nếu không thường xuyên luyện tập, củng cố.
- Đánh giá về mặt kỹ thuật, thao tác.

- Mang tính chất nhu cầu, nếp sống...
- Luôn gắn với tình huống nhất định.
- Hình thành bằng nhiều con đường khác nhau.
- Ổn định bền vững, ăn sâu vào nếp sống của con người.
- Được đánh giá về mặt đạo đức.

Trong cuộc sống có những hành động vừa là thói quen nhưng đồng thời lại vừa là kỹ xảo, nhưng không phải bao giờ cũng có sự trùng hợp đó.

Xóa bỏ một kỹ xảo dễ hơn xóa bỏ một thói quen vì (Xem khung chữ): Kỹ xảo được hình thành do luyện tập mà có, mang tính kỷ thuật, nếu không thường xuyên tập luyện sẽ mất. Trong khi đó, thói quen được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau như: Sự lặp lại một cách giản đơn các cử động, hành động không chủ định, nảy sinh trong những trạng thái tâm lý nhất định của con người; thông qua bắt chước; sự giáo dục hoặc tự giáo dục các thói quen một cách có mục đích,…nếu không được thỏa mãn sẽ gây ra sự khó chịu. Do vậy, xóa bỏ thói quen khó hơn xóa bỏ kỹ xảo.


(còn nữa)
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_014
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_015Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_016Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_017



Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0110Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0310
avatar
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0710Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0910
anhson
Danh Hiệu Thượng Tá

Thượng Tá
Tổng số bài gửi : 97
Join date : 01/02/2010
Tuổi : 40
Đến từ : Tra Vinh
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Vide10
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_010Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_011Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_012
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_013

Tiêu Đề: Đề cương ôn tập môn Tâm lý học




19. Khí chất là gì? Phân tích ưu nhược điểm của từng loại khí chất.

Trả lời:

Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái của hành vi cử chỉ và cách nói năng của cá nhân.

Có 2 quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế, có 3 thuộc tính cơ bản: Cường độ, tính cân bằng và tính linh hoạt. Sự kết hợp theo các cách khác nhau giữa 3 thuộc tính này tạo ra 4 kiểu thần kinh chung cho người và động vật, là cơ sở cho 4 loại khí chất:

1. Hăng hái (04 loại khí chất):
- Nhận thức: Nhanh, có nhiều sáng kiến, năng động, dễ tiếp nhận cái mới, di chuyển, phân phối chú ý linh hoạt

- Tình cảm: Cởi mở, dễ thay đổi trạng thái vui buồn, ít có ấn tượng, dễ lây lan cảm xúc, thường vui vẻ, lạc quan, hay bông đùa

- Hoạt động: Năng nổ với công việc, dễ dàng chuyển đổi công việc, tháo vát, nhạy bén với cái mới, cái thực tế, thích ứng nhanh với hoạt động mới, nhiệm vụ mới, dễ thích nghi với công việc lưu động, thay đổi hoàn cảnh.

* Nhược điểm: Dễ hời hợt trong nhận thức và tình cảm, ít kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục đích, hay cả thèm chóng chán, đầu voi đuôi chuột, vui đâu chầu đấy, hay phô trương hình thức, dễ sai lời hứa.

2. Bình thản

- Nhận thức: Chậm nhưng chắc chắn, sâu sắc, tư duy thường có cơ sở, lý lẽ vững chắc, có mưu kế, có khả năng ghi nhớ bền và tập trung chú ý cao

- Tình cảm: Kín đáo, ít cởi mở, bề ngoài ít đằm thắm nhiệt tình, song bên trong sâu sắc, ít thay đổi, ít làm mất lòng người khác. Những người này có khả năng kiềm chế tình cảm ở mức độ cao, ít bị xúc động, bị ấn tượng mạnh làm mất cân bằng trong cuộc sống tình cảm.

- Hoạt động: Có khả năng làm việc bền bỉ, kiên trì theo đuổi mục đích đến cùng, ít chịu chi phối của hoàn cảnh xung quanh. Họ thường làm việc chu đáo, cẩn thận, có kế hoạch, điều độ, tiết kiệm sức lực...

* Nhược điểm: Kém nhạy cảm, bảo thủ, trì trệ, kém năng động, tháo vát, linh hoạt, kém thích ứng với những biến đổi của hoàn cảnh, trong quan hệ nhiều khi kém đồng cảm, “cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại”, có khi bình thản, lạnh lùng...

3. Nóng nảy (hưng phấn mạnh hơn ức chế)

- Nhận thức: Nhanh, có nhiều sáng kiến, năng động, dễ tiếp nhận cái mới, di chuyển, phân phối chú ý linh hoạt.

- Tình cảm: mạnh mẽ, sôi nổi, nhiệt tình, biểu hiện yêu ghét rõ ràng, dứt khoát, dễ có những ấn tượng mạnh mẽ. Quan hệ thường thẳng thắn, bộc trực, dễ nổi nóng, giận dữ nhưng dễ bỏ qua, thường chú ý cái lớn, cái nổi bật, ít để ý đến cái chi li vụn vặt.

- Hoạt động: Dám nghĩ, dám làm, nhiệt tình, dễ phấn khích, cuồng nhiệt. Trong công việc thường hăng hái, dũng cảm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám chịu trách nhiệm, dám quyết đoán, phiêu lưu.

* Nhược điểm: Hay nóng vội, thiếu bình tĩnh, dễ nổi nóng, không kìm nổi hành động bột phát, thô bạo.. đời sống tâm lý biểu hiện thất thường: Sớm nắng, chiều mưa, trưa giông, tối bão...

4. Ưu tư (ức chế mạnh hơn hưng phấn)

- Nhận thức: Chậm, ít tin tưởng vào khả năng của mình

- Tình cảm: Rất nhạy cảm, tinh tế, có khả năng phản ánh được những cái mà người bình thường không để ý. Thế giới tâm hồn luôn nhiều biến động, ấn tượng, dễ xúc động, giàu tưởng tượng, dễ liên tưởng, giầu nội tâm, tâm trạng thường nhuốn mạng mầu sắc chủ quan. Rất khó làm thân, khó kết bạn, đôi khi bộc lộ tính cứng nhắc, thường nhút nhát, thiếu sôi nổi, dễ hờn dỗi, tự ái.

- Hoạt động: Bộc lộ sự rụt rè, với những công việc phù hợp thì rất say sưa, lo lắng chu đáo, tỷ mỷ, tận tâm, có trách nhiệm, tự giác

* Nhược điểm: Lo ngại trước hoàn cảnh mới, những tác động mạnh, nhiệm vụ mới. Hay nhút nhát, lo sợ, do dự, tự ái, hờn dỗi, tủi thân, ưu tư, u sầu vớ tâm trạng kéo dài. Trước những rủi ro của cuộc sống, những người này dễ bị tổn thương tâm lý, dễ rơi vào trạng thái cô đơn tuyệt vọng.

Tóm lại: Có bốn loại khí chất cơ bản, mỗi khí chất đều có những ưu, nhược điểm riêng, không có loại khí chất nào là tốt hay xấu hoàn toàn. Trong thực tế ít người có đơn thuần một loại khí chất, mà nó thường là sự pha trộn của một số khí chất khác nhau. Khí chất của con người có thể biến đổi dưới tác động của hoàn cảnh sống, của rèn luyện và giáo dục, đặc biệt là sự tự giáo dục. Vì vậy, ta phải biết rõ những đặc điểm khí chất của từng người để phân công công việc một cách hợp lý.


CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_014
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_015Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_016Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_017



Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0110Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0310
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0710Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Ava_0910
Sponsored content
Danh Hiệu
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Vide10
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_010Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_011Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_012
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_013

Tiêu Đề: Đề cương ôn tập môn Tâm lý học



Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_014
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_015Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_016Đề cương ôn tập môn Tâm lý học Thtx_017



Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơn Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bình luận về bài viết

Bạn cần để bình luận về bài viết


Nếu chưa có tài khoản bạn vui lòng tài khoản

Quyền hạn của bạn:
Bạn không có quyền trả lời bài viết