Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Ava_0110Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Ava_0310
lamvucntt4
Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Ava_0710Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Ava_0910
lamvucntt4
Danh Hiệu Đại Tá

Đại Tá
Tổng số bài gửi : 135
Join date : 02/11/2008
Tuổi : 35
Đến từ : travinh_caungang
Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Vide10
Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Thtx_010Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Thtx_011Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Thtx_012
Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Thtx_013

Tiêu Đề: Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số



Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số 1242487953

Anh chiến sĩ hải quân, Thiếu tá Hồ Đức Thắng (khi vào bộ đội có tên Nguyễn Văn Inh) của Đoàn tàu không số năm xưa, vẫn ngày ngày trăn trở tìm cách giúp người dân quê hương, huyện Duyên Hải, Trà Vinh kiên cường, vượt “phong ba, bão tố” xoá nghèo. Ông vẫn còn nhớ như in những ngày ông cùng đồng đội vượt biển ra Bắc, “nạp” vũ khí, tiếp tế trở lại miền Nam..

Nhiệm vụ tuyệt mật

Vào những năm 1960-1961, phong trào đồng khởi rầm rộ, chiến trường Vĩnh - Trà nói riêng cũng như chiến trường Nam bộ nói chung, tình trạng thiếu vũ khí chiến đấu là mối bận tâm lớn cho cán bộ, chiến sĩ. Đầu năm 1961, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta chỉ thị cho các tỉnh ven biển Nam bộ cử các đơn vị tàu thuyền ra miền Bắc để lấy vũ khí phục vụ cho chiến trường và trao đổi kinh nghiệm về đường vượt biển. Từ tình hình nan giải đó, tháng 6-1961, Tỉnh ủy Trà Vinh quyết định thành lập đoàn vận tải bằng đường biển ra miền Bắc đề nghị xin Trung ương vũ khí, bí mật chở về Nam phục vụ chiến đấu. Đoàn được Tỉnh ủy Trà Vinh thành lập gồm 3 đảng viên là Hai Pháp, Huyện ủy viên Trà Cú, Tám Khương - đảng viên chi bộ xã Trường Long Hòa, Nguyễn Văn Inh (Thiếu tá Hồ Đức Thắng ngày nay)- thuyền trưởng cùng 3 quần chúng tích cực là Tôi, Hai Lẹ, Ba Mao. Để giữ bí mật an toàn cho chuyến đi, 6 người trên tàu đều được thay đổi tên gọi là những tên mới: Đoàn, Kết, Đấu, Tranh, Thắng, Lợi. Nguyễn Văn Inh bắt thăm lấy được biệt danh tên bí mật của mình và từ đó ông được mang tên là Hồ Đức Thắng từ chuyến đi đáng nhớ đó.

Phương tiện vượt biển ra Bắc ngày ấy chỉ vẻn vẹn có 1 chiếc tàu gỗ trọng tải 15 tấn được mua với giá 84.000 đồng (tiền Sài Gòn lúc đó), 1 chiếc la bàn cũ, ít nước ngọt, lương thực cho 6 anh em đi đường. Con tàu không số đó nhổ neo ra khơi vào một sáng tinh mơ ngày lịch sử: 25-8-1961. Ngày đó, trời Nam bộ trong xanh tuyệt đẹp. Bãi biển Trà Vinh sóng gợn nhẹ, như lưu luyến tiễn đưa các anh bước vào một chuyến đi đầy thử thách, gian nguy. Các anh đều không được nói gì với gia đình, người thân để giữ bí mật tuyệt đối cho chuyến đi lịch sử này.

Sau 9 ngày lênh đênh trên biển, đến ngày thứ 10 thì tàu gặp bão lớn ngoài khơi biển Đông. Buồm tàu bị sóng gió lớn của biển Đông đánh tả tơi. Tàu hư hỏng nặng không còn có thể định hướng được. Ba ngày sau đó, tàu bị trôi giạt vào một thành phố hoàn toàn xa lạ. Anh em thủy thủ trên tàu lầm tưởng là Thành phố Hải Phòng ở miền Bắc, nhưng khi bị cảnh sát hải cảng mà tàu dạt vào kiểm tra, họ mới biết đó là cảng Ma Cao, đất tô nhượng của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc thời bấy giờ.

Do ngôn ngữ bất đồng, Hồ Đức Thắng làm dấu hiệu cho cảnh sát của cảng Ma Cao biết là tàu từ Sài Gòn đi buôn bán gặp nạn. Được cảnh sát và nhà chức trách địa phương giúp đỡ, tiếp tế nước ngọt, lương thực, giúp vá lại buồm tàu, Hồ Đức Thắng cùng anh em đoàn tàu không số lại tiếp tục cuộc hành trình trên vùng biển xa lạ. Sau đó, tàu cập vào một cửa sông thuộc địa phận Quảng Đông, Trung Quốc. Anh em thủy thủ lên bờ được công an nước bạn giúp đỡ đưa trở về lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc).

Từ Thành phố Quảng Châu, nhờ sự nhiệt tình của lãnh sự quán ta, 6 chiến sĩ Trà Vinh quay lại Việt Nam, đi thẳng về Thủ đô Hà Nội. Đến Hà Nội, đoàn thủy thủ Nam Bộ phải tuyệt đối hoàn toàn bí mật. Vì trong tình hình Mỹ - ngụy đang phong tỏa hầu như toàn bộ vùng biển của ta từ Nam chí Bắc, việc chiếc tàu của các anh tránh được cả mạng lưới kiểm soát dày đặc của hải quân địch để ra miền Bắc an toàn, và những dự định của kế hoạch chuyên chở vũ khí từ Bắc vào Nam bằng đường biển là một chủ trương rất táo bạo và sáng suốt. Song, sẽ không tránh khỏi hiểm nguy tính mạng cho cả người và hàng hoá trên từng chuyến đi nếu kế hoạch bị bại lộ.

Ba ngày sau khi đến Hà Nội, các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng gồm Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các Phó thủ tướng Phạm Hùng, Phan Trọng Tuệ, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã đến gặp gỡ, trực tiếp nghe đoàn báo cáo tình hình chiến trường miền Nam, tình hình các mặt của bộ đội ta và căn dặn đoàn những nhiệm vụ quan trọng sắp tới.

Thiếu tá Hồ Đức Thắng thay mặt 6 anh em trong đoàn báo cáo với Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Trung ương tình hình chuyến vượt biển từ miền Nam ra và những khó khăn của đoàn trong chuyến đi đầu tiên ra miền Bắc để tiếp nhận vũ khí. Ông cũng báo cáo với Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Trung ương về tình hình chiến trường Vĩnh - Trà và quyết tâm của nhân dân Vĩnh - Trà nói riêng, miền Nam nói chung trong cuộc đấu tranh một mất một còn chống đế quốc Mỹ.


Nghe anh em trong đoàn nói lên những quyết tâm to lớn của nhân dân miền Nam, Bác Hồ chỉ thị cho anh em trong đoàn an tâm nghỉ dưỡng sức, tranh thủ học thêm về văn hóa trong những ngày còn ở lại miền Bắc để đi nhận nhiệm vụ mới. Đó là những lời căn dặn đầy tình thương yêu của Bác với đoàn thuỷ thủ quân giải phóng miền Nam với một nhiệm vụ bí mật tuyệt đối, nhưng lại vô cùng vinh quang khi đưa được vũ khí từ miền Bắc XHCN về cho anh em cán bộ, chiến sĩ miền Nam đang chiến đấu quyết liệt từng ngày để bảo vệ quê hương miền Nam, bảo vệ Tổ quốc khỏi ách xâm lược của đế quốc Mỹ.

Tình biển vun đắp

Đầu năm 1962, đoàn được Bộ tư lệnh Hải quân cấp một chiếc tàu sắt trọng tải 55 tấn có trang bị đầy đủ các phương tiện đi biển xa và vũ khí để chiến đấu bảo vệ nếu gặp địch. Rời vùng biển miền Bắc, chiếc tàu chở chuyến vũ khí đầu tiên đã phải khôn khéo nghi trang, lọt qua lưới kiểm soát dày đặc của hải quân Mỹ - ngụy, cập bến an toàn tại căn cứ Cà Mau. Từ chuyến thứ hai, đoàn được trang bị tàu 100 tấn để tăng khối lượng vận chuyển vũ khí vào chiến trường miền Nam. Đến năm 1966, đoàn vận tải biển do Hồ Đức Thắng làm Chính trị viên đã vận chuyển được 16 chuyến tàu 100 tấn chở vũ khí vào chiến trường miền Nam. Trong điều kiện địch hoàn toàn phong tỏa đường biển, thành tích của đơn vị tàu 55 (lấy số hiệu từ chiếc tàu 55 tấn được Trung ương cấp đầu tiên), Đoàn 125, Bộ Tư lệnh Hải quân đã vận chuyển an toàn, bí mật 16 chuyến vũ khí vào Nam là một chiến công lớn của bộ đội Hải quân “Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển” mà địch dẫu trăm kế, ngàn phương vẫn chịu thua.

Với những thành tích quả cảm đó, tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1967, đơn vị tàu 55 và Đoàn 125 (Bộ Tư lệnh Hải quân) được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang. Hồ Đức Thắng, người gắn liền với sông nước ngay từ những ngày đầu thành lập đơn vị và là Chính trị viên của đơn vị, vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định số 125/SV ngày 01-7-1967 tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày đơn vị và Hồ Đức Thắng được tuyên dương anh hùng, Bác Hồ đã ra tận tàu thăm hỏi chúc mừng cán bộ, chiến sĩ đơn vị tàu 55. Những lời chúc của Bác ngày ấy đến giờ, sau hơn 40 năm, vẫn còn in đậm trong tâm trí những người lính vượt trùng khơi, đưa vũ khí của miền Bắc về với chiến trường nóng bỏng miền Nam.

Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thiếu tá Hồ Đức Thắng được điều động về công tác tại xưởng Nhà Bè, thuộc đoàn 125 - Bộ Tư lệnh Hải quân. Năm 1980, anh, lúc bấy giờ là Phó chính ủy Xưởng Nhà Bè, được quân đội cho nghỉ hưu sau 40 năm tham gia cách mạng.

Rời quân ngũ, Hồ Đức Thắng lại về với cuộc sống đời thường ở miền quê xứ biển, lại xắn tay của đời lính chống chọi với nắng gió biển Duyên Hải để xây dựng cuộc sống gia đình ổn định từ hai bàn tay trắng. Những quyết tâm sau hàng chục năm trời lênh đênh với biển khơi trên những con tàu không số và vũ khí vượt biển vào Nam đã chắc thêm nghị lực cho người lính. Ông tham gia vào các phong trào của vùng quê nghèo xứ biển, cùng với những cựu chiến binh Duyên Hải góp tay, chung sức xây dựng đời sống, vận động cùng nhau xoá nghèo cho bà con.

Tiếp bước cha, bốn người con trai của ông cũng tham gia quân đội và chính quyền địa phương. Gia đình ông là một gia đình gương mẫu, sẵn sàng giúp đồng đội, bà con nghèo chòm xóm, nặng tình làng nghĩa xóm nên rất được bà con xã biển Hiệp Thạnh, Trà Vinh tin yêu.

Dù cuộc sống hằng ngày không ít khó khăn nhưng ông vẫn luôn luôn tâm niệm: “Trong hoàn cảnh nào, mình cũng phải giữ cho được những phẩm chất của người lính mà đồng bào đã tin yêu và thân ái gọi là “Anh bộ đội Cụ Hồ”.

Các Huân, Huy chương cao quý mà Anh hùng Hồ Đức Thắng được Đảng, Nhà nước tặng thưởng đã nói lên bề dày chiến công của người anh hùng quả cảm trên biển, người lính đi đầu của tuyến “Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển” năm xưa. Trong kháng chiến, từ giông bão, sự phong toả của hải quân Mỹ, ông cùng đồng đội vẫn đưa vũ khí hậu cần của miền Bắc yêu thương về chiến trường miền Nam khói lửa. Nay, trong hòa bình, ông càng vững tâm cùng các cựu chiến binh Hiệp Thạnh chung tay xóa nghèo cho bà con xứ biển ở Trà Vinh.
Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Thtx_014
Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Thtx_015Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Thtx_016Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Thtx_017



Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Ava_0110Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Ava_0310
thuckhukinhtetravinh
Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Ava_0710Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Ava_0910
thuckhukinhtetravinh
Danh Hiệu Đại Tá

Đại Tá
Tổng số bài gửi : 134
Join date : 01/05/2011
Tuổi : 40
Đến từ : 366/11 Phạm Ngũ Lão K2 P1 TP. Trà Vinh tỉnh Trà Vinh
Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Vide10
Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Thtx_010Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Thtx_011Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Thtx_012
Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Thtx_013

Tiêu Đề: Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số



Bài viết hay
Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Thtx_014
Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Thtx_015Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Thtx_016Người anh hùng Trà Vinh của Đoàn tàu không số Thtx_017



Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơn Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bình luận về bài viết

Bạn cần để bình luận về bài viết


Nếu chưa có tài khoản bạn vui lòng tài khoản

Quyền hạn của bạn:
Bạn không có quyền trả lời bài viết