Tài liệu thi theo dòng lịch sử cấp trường phần lý thuyết Ava_0110Tài liệu thi theo dòng lịch sử cấp trường phần lý thuyết Ava_0310
avatar
Tài liệu thi theo dòng lịch sử cấp trường phần lý thuyết Ava_0710Tài liệu thi theo dòng lịch sử cấp trường phần lý thuyết Ava_0910
Nguyễn Bá Phúc
Danh Hiệu Hạ sỹ

Hạ sỹ
Tổng số bài gửi : 5
Join date : 20/12/2010
Tài liệu thi theo dòng lịch sử cấp trường phần lý thuyết Vide10
Tài liệu thi theo dòng lịch sử cấp trường phần lý thuyết Thtx_010Tài liệu thi theo dòng lịch sử cấp trường phần lý thuyết Thtx_011Tài liệu thi theo dòng lịch sử cấp trường phần lý thuyết Thtx_012
Tài liệu thi theo dòng lịch sử cấp trường phần lý thuyết Thtx_013

Tiêu Đề: Tài liệu thi theo dòng lịch sử cấp trường phần lý thuyết




CÂU HỎI - ĐÁP VỀ 1000 NĂM THĂNG LONG-HÀ NỘI
(Tài liệu phục vụ Hội thi Theo dòng lịch sử năm học 2009- 2010)
____________________________



Câu 1: Triều Lý trải qua mấy đời vua, bao nhiêu người trong số đó sinh ra trên đất Thăng Long?

Trả lời: Triều Lý, từ Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) đến Lý Chiêu Hoàng, tất cả 9 đời vua, trong đó có 7 người sinh ra và lớn lên trên đất Thăng Long. Chín đời vua đó là: Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Thần Tông, Anh Tông, Cao Tông, Huệ Tông và Chiêu Hoàng. Vua Lý đầu tiên chào đời ở Thăng Long là Lý Thánh Tông (1023).
- Những hoàng đế - công dân Thăng Long nổi tiếng anh minh phải kể đến là Lý Thánh Tông (1023-1072) làm vua từ 1054, Lý Nhân Tông (1066-1127) làm vua từ 1072.

Câu 2: Trên đất nước Việt Nam huyện nào xa Hà Nội nhất ?

Trả lời: Đó là huyện Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mau.

Câu 3: Ngọn núi cao nhất ở Hà Nội là núi nào, ở đâu?

Trả lời: Hà Nội duy nhất huyện Sóc Sơn là có khu vực đồi núi (phía bắc và tây bắc huyện, thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo, độ cao từ 20m đến 400m). Trong đó ngọn cao nhất là núi Chân Chim, cao 462m.

Câu 4: Có những con sông nào chảy trên địa phận nội thành Hà Nội?

Trả lời: Đó là 5 con sông: Sông Hồng, Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét.

Câu 5: Các kỳ thi Tiến sĩ ở Thăng Long xưa thường được tổ chức ở những địa điểm nào?

Trả lời: Trong các cấp thi của khoa cử truyền thống, thi Tiến sĩ là kỳ thi đại khoa. Kỳ thi này được tổ chức ở Kinh Đô. Tại Kinh thành Thăng Long, nơi diễn ra hầu hết các kỳ thi Tiến sĩ trước đây, từ thời Lê về sau địa điểm thi thường là điện Giảng Võ, bến Thảo Tân, lầu Ngũ Long...
- Bến - bãi Thảo Tân (Bến Cỏ) là địa danh chỉ vùng đất bờ sông Hồng phía đông Hồ Hoàn Kiếm. Đây là địa danh thích hợp cho việc lập một trường thi nên các kỳ thi được tổ chức nhiều lần ở khu vực này. Bến - bãi Thảo Tân nay là khu vực Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Câu 6: Quận nào của Hà Nội nhiều phường nhất ?

Trả lời: Đó là quận Hai Bà Trưng, với 25 phường.
- Các phường của quận Hai Bà Trưng là Bách Khoa, Bạch Đằng, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Đống Mác, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ, Lê Đại Hành, Mai Động, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Tân Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Tương Mai, Vĩnh Tuy.

Câu 7: Dân số Hà Nội đứng sau những tỉnh, thành phố nào trong cả nước ?

Trả lời: Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-1999, dân số Hà Nội là 2.672.100 người. So với cả nước, dân số Hà Nội chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An.

Câu 8: Toà thành cổ nhất và có quy mô thuộc loại lớn nhất nước ta còn để lại di tích đến ngày nay là thành nào ?

Trả lời: Đó là thành Cổ Loa (nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội), Kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương.
- Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 208 trước công nguyên đến năm 179 trước công nguyên. Trong vòng trên dưới 30 năm đó, thành Cổ Loa, một công trình kiến trúc quân sự vĩ đại đã được hoàn thành. Thành Cổ Loa là sự thể hiện tập trung nhất tài năng lao động sáng tạo, những tiến bộ về kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật quân sự của người Việt cổ. Trong các thành cổ của Việt Nam còn để lại dấu vết đến ngày nay, thành Cổ Loa là cổ nhất và có quy mô thuộc loại lớn nhất.

Câu 9: Có bao nhiêu hoàng đế nhà Trần sinh ra trên đất Thăng Long ?

Trả lời: Những hoàng đế chào đời trên đất Thăng Long là:
Trần Thánh Tông (1258-1278), Trần Nhân Tông (1279-1293)
Trần Anh Tông (1293-1314), Trần Minh Tông (1314-1329)
Trần Hiến Tông (1329-1341), Trần Dụ Tông (1341-1369)
Trần Nghệ Tông (1370-1372), Trần Duệ Tông (1373-1377)
Trần Phế Đế (1377-1388), Trần Thuận Tông (1388-1398)
Trần Thiếu Đế (1398-1400)

Câu 10: Thăng Long xưa có một phương tiện cứu hoả rất độc đáo và không kém phần hiệu quả. Đó là phương tiện nào ?

Trả lời: Phương tiện đó chính là con voi. Giáo sĩ A. de Rhodes đến Thăng Long thế kỷ XVI đã mô tả một cảnh chữa cháy ở Thăng Long như sau: "Lúc đó, người ta dẫn một vài con voi đến để xô đổ một vài ngôi nhà bị cháy, vì sợ lửa cháy lan ra, có thể thiêu huỷ cả Kinh thành, nếu không được ngăn chặn bằng cách đó. Con voi đã làm động tác rất mau lẹ, vì theo hiệu lệnh của người quản tượng, nó vươn vòi nhấc bổng mái ngôi nhà người ta đã chỉ cho nó, rồi xô đổ xuống dưới chân những bức tường còn lại, mà không vượt quá lệnh chỉ huy của người điều khiển".

Câu 11: Bộ phim đầu tiên được sản xuất ở Hà Nội là phim gì? Bắt đầu đưa ra chiếu từ năm nào ?

Trả lời: Nhờ những hoạt động tích cực của hãng phim Đông Dương IFEC (Indoclune Films et cinémas), bộ phim đầu tiên được sản xuất ở Hà Nội là "Kim Vân Kiều". Diễn viên trong phim là một số thành viên của Đoàn tuồng Quảng Lạc. Các cảnh quay chính của bộ phim được tiến hành ở làng Bưởi, Hà Nội.
- Năm 1924, phim Kim Vân Kiều được đem ra trình chiếu trước công chúng Hà Nội. Bộ phim này là kết quả của cuộc tiếp xúc văn hoá Đông - Tây ở Việt Nam, thể hiện một bước tiến của nghệ thuật Việt Nam so với các giai đoạn trước.

Câu 12: Năm nào Trường Đại học Y khoa Hà Nội tròn 100 năm tuổi?

Trả lời: Năm 1902 Toàn quyền Paul Doumer đã cho xây dựng trường Y sĩ Hà Nội để đào tạo đội ngũ y sĩ Đông Dương cho các bệnh viện. Trên cơ sở trường Y sĩ này, hai mươi năm sau, vào giữa những năm 20 thế kỷ XX, trường đã nâng cấp và đổi tên thành Trường Dược Đông Dương vào đầu những năm 40, Trường có nhiệm vụ đào tạo các bác sĩ và dược sĩ cho toàn Đông Dương.
- Trường Đại học Y khoa Hà Nội hiện nay được xây dựng trên cơ sở Trường Đại học Y - Dược Đông Dương mà tiền thân là Trường Y sĩ Hà Nội năm 1902. Vì vậy năm 2002, Trường Đại học Y khoa Hà Nội tròn 100 tuổi.

Câu 13: Hà Nội chính thức trở thành Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ khi nào ?

Trả lời: Từ năm 1010, Hà Nội đã là Kinh đô của các triều đại phong kiến Việt Nam với các tên Thăng Long, Đông Đô. Đến năm 1802, khi nhà Nguyễn được thành lập, vua Gia Long đã chuyển Kinh Đô vào Huế, Hà Nội trở thành một tỉnh. Chính quyền thuộc địa của Pháp vẫn lấy Hà Nội làm trung tâm của Liên bang Đông Dương, đặt Phủ Toàn quyền Đông Dương tại đây.
- Sau này CM Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã về đóng trụ sở làm việc tại Hà Nội.
- Tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá I (3/11/1946) nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hà Nội được Quốc hội chính thức chọn làm Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 14: Bác Hồ trồng cây đa đầu tiên ở Hà Nội vào thời điểm nào, ở đâu?

Trả lời: Ngày 6-1-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân hưởng ứng tháng trồng cây, Ngày 11-1-1960, Người đến công viên Bảy Mẫu (nay là công viên Lê nin) trồng một cây đa. Đó là cây đa đầu tiên Bác trồng ở Hà Nội.
- Vào dịp đón tết năm 1960, thanh niên Hà Nội cùng nhân dân Thủ đô tiếp tục trồng thêm cây xanh quanh bờ hồ. Khi mọi người đang thi đua trồng và chăm sóc cây xanh thì Bác Hồ đến. Tự tay Người trồng cây đa. Sau đó người kêu gọi mọi người hàng năm khi mùa xuân đến hãy trồng cây làm đẹp Thủ đô và đất nước.
- Từ đó trở đi, "tết trồng cây" theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân Hà Nội và đồng bào cả nước nhiệt liệt hưởng ứng:

Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Câu 15: Máy bay Mỹ lần đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ trên đất Hà Nội vào ngày nào, ở đâu?

Trả lời: Bị thất bại trong cuộc phản công lớn lần thứ nhất (mùa khô năm 1965-1966), đế quốc Mỹ tiếp tục tăng quân ráo riết, chuẩn bị mở cuộc phản công lớn mùa khô lần thứ hai ở miền Nam và tăng cường đánh phá miền Bắc.
- Ngày 12- 6-1966, Đại đội 194 (Trung đoàn 260) và Đại đội 1 (Trung đoàn 220) đã bắn rơi một chiếc máy bay trinh sát không người lái 147 J. Xác máy bay rơi xuống xã Trung Hoà. Đây là chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị bắn rơi trên đất Hà Nội.

Câu 16: Ba sự kiện lớn diễn ra tại Hà Nội vào các ngày 2-9-1945, 10-10-1954, 15-5-1975 là những sự kiện gì ?

Trả lời: Ngày 2-9-1945, đông đảo đồng bào Hà Nội và các vùng lân cận kéo về Quảng trường Ba Đình dự lễ mừng độc lập. Tại buổi lễ , Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn độc lập", khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - Kỷ nguyên Độc lập Tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Ngày 10-10-1954, quân ta tiếp quản Thủ đô hoàn toàn được giải phóng.
- Ngày 15-5-1975, 70 vạn nhân dân thành phố tập trung tại sân vận động Hàng Đẫy mít tinh chào mừng sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đại thắng, mừng Kỷ nguyên cả nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 17: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành vào năm nào?

Trả lời: Thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, Quốc hội và Chính phủ quyết định giữ gìn lâu dài thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đầu năm 1970, việc thiết kế, chuẩn bị thi công được tiến hành khẩn trương. Có tới 120 phương án được đề xuất để lựa chọn.
- Ngày 2-9-1973, công trình xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức được khởi công. Các tầng lớp nhân dân Hà Nội đã tích cực tham gia đóng góp công sức để xây dựng Lăng
- Ngày 29-8-1975, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức trọng thể lễ khánh thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 18: Trong những năm qua mùa nào ở Hà Nội đông người nhất?

Trả lời: Đó là mùa thi vào đại học, cao đẳng. "Mùa" này thường tập trung vào trung tuần tháng 7. Vào dịp thi, có khoảng 30 đến 50 vạn người đổ về Hà Nội. Đó là các thí sinh và các bậc phụ huynh từ khắp các tỉnh kéo về.

Câu 19: Đậu phụ ngon nổi tiếng của Hà Nội có tên gọi là gì ?

Trả lời: Đó là đậu Mơ.

Câu 20: Quán bánh tôm nổi tiếng của Hà Nội là ở đâu ?

Trả lời: Hà Nội có nhiều quán bánh tôm. Nhưng quán bánh tôm Hồ Tây là quán duy nhất đi vào kỷ niệm của nhiều thế hệ người Hà Nội và người đến Thủ đô.

Câu 21: Quảng cáo món gì Hà Nội thường kèm theo "100%"?

Trả lời: Hà Nội thời kinh tế thị trường, quảng cáo đầy đường, đầy phố... Từ trục chính đường cao tốc Nội Bài về đã sừng sững những đường, cột, những biển quảng cáo cao như nhà cao tầng...đến những dòng quảng cáo mời chào, bắt mắt ...túi tiền người tiêu dùng...muôn hình, vạn trạng... Nhưng, dễ nhận ra một thứ quảng cáo kèm theo dòng 100%, đó là bia hơi Hà Nội

Câu 22: Có bao nhiêu phố phường Hà Nội mang tên phụ nữ?

Trả lời: Đến tháng 7 năm 2000, ở Hà Nội có 11 phố mang tên phụ nữ. Đó là các phố Âu Cơ, Ấu Triệu, Bà Huyện Thanh Quan, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân, Đoàn Thị Điểm, Hai Bà Trưng, Hồ Xuân Hương, Lê Ngọc Hân, Minh Khai, Võ Thị Sáu.

Câu 23: Chiếc Huy chương quốc tế đầu tiên dành cho nghệ nhân nào của Hà Nội, với sản phẩm gì ?

Trả lời: Năm 1906, tại triển lãm Mácxây (pháp), quầy trưng bày và bán tại chổ các sập rượu, tủ chè và những đồ chạm gỗ của nhóm thợ chạm Thiết Úng (Đông Anh) do nghệ nhân Nguyễn Hữu Chí phụ trách đã đạt Huy chương đồng.

Câu 24: Nơi nào của Hà Nội có thể chiêm ngưỡng vị anh hùng dân tộc Lê Lợi?

Trả lời: Hẳn không ai không biết truyền thuyết về chiếc gươm thần của Lê Lợi gắn với tên gọi Hồ Hoàn Kiếm (hồ Trả Gươm). Để kỷ niệm truyền thuyết này, người ta đã dựng một ngôi đền nhỏ ở phía tây bắc của hồ. Đồng thời người ta dựng một cột đá trên có tượng Lê Lợi bằng đồng cầm gươm nhìn ra hồ.

Câu 25: Địa điểm nào của Thủ đô trở thành một "đầu cầu" không thể thiếu của chương trình cầu truyền hình cả nước đón giao thừa chào năm mới ?

Trả lời: Ai đã dự hay theo dõi chương trình này trong 4-5 năm qua đều có thể chỉ ra dễ dàng: đó là khu vực trước đền Ngọc Sơn, bên hồ Hoàn Kiếm. Nơi đây, tết Bính Tuất (1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoà với dòng người Thủ đô đi đón tết Độc lập đầu tiên.

Câu 26: Trong khu vực nội thành Hà Nội, quận nào có nhiều di tích lịch sử - văn hoá nhất?

Trả lời: Quận Hoàn Kiếm được xếp đầu bảng về nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá (163 khu di tích), gấp tới 6 lần số di tích của quận Thanh Xuân (27 khu di tích). Tuy nhiên sự so sánh đó dựa theo số liệu thống kê di tích năm 1999.

Câu 27: Bảo vệ nhà vua và triều đình là một bộ phận quân đội đặc biệt tinh nhuệ. Có dấu hiệu nào để phân biệt họ với những đơn vị lính khác?

Trả lời: Quân đội thời Lý bao gồm hai bộ phận là Cấm quân và Lộ quân (hay Sương quân). Cấm quân đóng ở kinh thành. có nhiệm vụ bảo vệ nhà vua và triều đình. Lộ quân hay Sương quân đóng ở các phủ châu. Nhà Lý thi hành chính sách Ngụ binh ư nông (tức là quân lính chia thành từng khối thay nhau tại ngũ và thay nhau về làm ruộng), nhưng chỉ áp dụng đối với Lộ quân. Còn Cấm quân là bộ phận quân đội chuyên nghiệp, được tuyển lựa cẩn thận, huấn luyện và trang bị chu đáo, phiên chế thành các vệ (có 10 vệ, sau tăng lên 16 vệ, mỗi vệ có 200 quân). Những người lính này phải thích trên trán ba chữ Thiên tử quân(hay binh) và xăm ở ngực và chân những dấu hiệu riêng khác.

Câu 28: Ngôi chùa cổ nhất Hà Nội là ngôi chùa nào?

Trả lời: Đó là ngôi chùa Khai Quốc (mở nước) được xây vào đời Lý Nam Đế (541-547), bên bờ sông Hồng. Đầu thế kỷ XVII, dân phường An Hoa (Yên Phụ) sợ đê lở, chùa đổ mới dời chùa vào bán đảo Hồ Tây tại vị trí hiện nay.

Câu 29: Có 4 trường đại học cùng được thành lập một năm ở Hà Nội, đánh dấu mốc phát triển mới của ngành giáo dục bậc đại học Việt Nam. Đó là 4 trường nào? Vào năm nào?

Trả lời: Năm 1956, thành lập 4 trường Đại học là:
1. Đại học Tổng hợp Hà Nội.
2. Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Đại học Bách khoa Hà Nội.
4. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Câu 30: Học sinh Hà Nội tham gia thi Toán quốc tế từ năm nào?

Trả lời: Tháng 7 - 1974, lần đầu tiên nước ta cử học sinh tham dự kỳ thi Toán quốc tế. Trong cuộc đo tài với 140 học sinh của 18 nước tại Cộng hoà dân chủ Đức, lễ công bố ngày 15 - 7 cho biết 4/5 học sinh của Việt Nam đã đoạt giải, trong đó có một giải nhất của Hoàng Lê Minh - học sinh Hà Nội.

Câu 31: Bài ca nào có nhiều địa danh Hà Nội nhất ?

Trả lời: Đó là bài Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi.
- Hãy hát lên, nghe âm vang, "đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây... Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu..." với bóng Tháp Rùa thân mật, tíu tít gánh gồng Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền, rộn ràng Đồng Xuân, Hàng Đào, ríu rít Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai...
- Nhưng Người Hà Nội không chỉ điểm tên những phố phường, thắng cảnh Thủ đô mà hơn cả chính là âm điệu lột tả thần thái của mảnh đất "lắng hồn núi sông ngàn năm, đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội".

Câu 32: Người phụ nữ nhiều danh hiệu của Thăng Long từ thời Lý là ai?

Trả lời: Đó là Gia Lâm - Ỷ Lan Phu Nhân.
- Ngay từ sau buổi đứng dựa vào cây lan ở làng quê mình nhìn xa giá nhà vua Lý đi qua, Bà đã có danh hiệu Ỷ Lan. Từ danh hiệu này, theo từng bậc thang vị trí của Bà trong hoàng cung mà có thêm "Ỷ Lan Phu Nhân", "Ỷ Lan Nguyên Phi"...
- Còn trong dân gian Bà được tôn vinh làm "Quan Âm nữ" (con gái Phật Bà Quan Âm), là "Bà Tấm", "Cô Tấm", là "Bà chúa Sủi"...

Câu 32: Hồng Hà nữ sĩ là ai?

Trả lời: Là tên hiệu của nhà thơ Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748).
- Người con gái làng Văn Phạm (Hưng Yên) về Thăng Long không phải để làm con nuôi chúa Trịnh như ý đồ của Thượng thư Lê Anh Tuấn, mà làm dâu Thăng Long. Bà là bạn đời của vị Tiến sĩ - nhà ngoại giao Nguyễn Kiều - người làng Phú Thượng (quận Tây Hồ ngày nay).
- Nhà thơ - người con dâu Thăng Long - đợi chồng ba năm đi sứ và mất trên đường đến nơi công sở Nghệ An của chồng... vẫn gần gũi mãi với cuộc đời qua kiệt tác bản dịch nôm Chinh phụ ngâm

Câu 33: Chủ tịch thành phố Hà Nội lâu nhất là ai ?

Trả lời: Là Bác sĩ Trần Duy Hưng (1912 - 1988). Ông sinh và mất tại Hà Nội, tham gia cách mạng từ năm 1945, liên tục đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng: Đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khoá VII (1946-1987), Thứ trưởng Bộ Nội vụ (1947), Thứ trưởng Bộ Y tế (1954)...
- Điều đặc biệt trong cuộc đời sự nghiệp của ông là "duyên nợ" gắn bó sâu sắc với Hà Nội. Ngay sau Tổng khởi nghĩa năm 1945, ông đã là Chủ tịch Ủy ban hành chính đầu tiên của Thủ đô.
- Tháng 10-1954, Phó Chủ tịch Ủy ban quân chính Hà Nội Trần Duy Hưng cùng đại quân vào tiếp quản Thủ đô. Từ đó cho đến năm 1977, gần một phần tư thế kỷ , Bác sĩ Trần Duy Hưng là Chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội.

Câu 34: Đài kỷ niệm các anh hùng liệt sĩ được xây dựng ở vị trí nào của Hà Nội?

Trả lời: Những người con ưu tú đã hy sinh vì tương lai tươi sáng của Tổ quốc - được xây dựng ở vị trí trang trọng của Thủ đô Hà Nội, trên đường Bắc Sơn, phía trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình lịch sử.

Câu 35: Nhà văn Hà Nội đầu tiên viết truyện ngắn hiện đại bằng chữ quốc ngữ là ai?

Trả lời: Trước Sống chết mặc bay (năm 1919) và sau Bực mình (năm 1914) của Phạm Duy Tốn, có một nhà văn quê ở làng Nhân Mục (làng Mọc, nay thuộc quận Thanh Xuân) góp những Câu chuyện gia đình, Chuyện ông Lý chắm đều viết bằng chữ quốc ngữ, đăng trong tập chí Nam phong, năm 1918.
- Cùng với Phạm Duy Tốn, ông trở thành nhà văn đầu tiên viết truyện ngắn bằng chữ quốc ngữ, đánh dấu bước chuyển mình đầu tiên của văn xuôi tự sự Việt Nam sang nền văn học hiện đại. Nhà văn đó là Nguyễn Bá Học (1857-1921).

Câu 36: Hiệu lệnh xung phong của đợt tổng công kích cuối cùng đêm 6/5/1954 tại Điện Biên Phủ là gì?

Trả lời: Tiếng nổ của một tấn bột phá trên đồi A1. Đêm ngày 5/5/1954, ta đưa vào lòng đồi A1 một tấn bột phá, được chia thành những gói 20 kg. Sáng ngày 6/5/1954, tiểu đoàn 255 phòng ngự suốt 34 ngày đêm trên đồi A1 được lệnh rút qua đồi Cháy làm lực lượng dự bị. Đêm 6/5/1954, ta cho nổ khối bột phá làm hiệu lệnh xung phong bắt đầu đợt tổng công kích cuối cùng tiêu diệt địch tại Điện Biên Phủ.

Câu 37:Trước khi nổ súng tấn công thành Hà Nội lần thứ I (1873), quân Pháp tập kết ở đâu?

Trả lời: Trước khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất, lực lượng quân Pháp có mặt ở Hà Nội gồm hai bộ phận: Đội thương thuyền do tên lái buôn Đuypuy đóng vai trò xung kích tập kết ở bờ sông Hồng khu vực Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Hữu nghị) và bến phà Lương Yên (tức là phà Đen).

Câu 38: Trên địa bàn Hà Nội đã từng và hiện có mấy sân bay? Đó là những sân bay nào?

Trả lời: Trên địa bàn Hà Nội từng có 3 sân bay là: Bạch Mã, Gia Lâm va Nội Bài. Hiện nay (năm 2000) chỉ còn sử dụng 2 sân bay: Nội Bài, Gia Lâm.

Câu 39: Con đường nào của Thủ đô "mùa hoa sữa thơm từng ngọn gió"?

Trả lời: Không ít đường phố Hà Nội trồng cây hoa sữa, tạo ra mùi thơm mùa thu của Thủ đô, để ngân vang trong các ca khúc của Hồng Đăng, Trịnh Công Sơn, Phạm Minh Tuấn, Trương Quý Hải, Thế Duy, Thế Bảo. Quen thuộc hơn cả là những khi hoa sữa toả hương thơm ven mặt hồ Thiền Quang, "phố Quang Trung, đường Nguyễn Du, những đêm hoa sữa thơm nồng"...

Câu 40: Tên phố nhắc đến cả hai người là phố nào ?

Trả lời: Đó là phố Hai Bà Trưng. Hai Bà: Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai nữ anh hùng dân tộc dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn mùa xuân năm 40, đánh thủ phủ do quân Hán thống trị, thu lại 65 thành, Hai Bà lên làm Vua, lập đô ở Mê Linh. Năm 42, Mã Viện đem quân sang đàn áp. Hai Bà đã hy sinh vào mùa xuân năm 43.

Câu 41: "Bắc qua" hai thế kỷ là cầu nào của Hà Nội ?

Trả lời: Đó là cầu Long Biên - "vừa dài vừa rộng" trên sông Hồng, khởi công từ cuối thế kỷ XIX (1898) hoàn thành vào đầu thế kỷ XX (1902).

Câu 42: Kỳ thi Nho học đầu tiên được tổ chức vào năm nào? ai là người đỗ thủ khoa của kỳ thi đó?

Trả lời: Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi Nho học đầu tiên. Lê Văn Thịnh - người Kinh bắc đỗ đầu - trở thành vị khai khoa cho truyền thống khoa cử Nho học ngót 1000 năm.

Câu 43: Ngày 2-9-1945, hai ng¬ười có vinh dự đ¬ược kéo cờ trong buổi lễ trên Quảng trường Ba Đình trọng đại này là ai?

Trả lời: 14 giờ chiều ngày 2-9-1945, lễ Tuyên bố Độc lập đư¬ợc tiến hành trọng thể tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Mở đầu buổi lễ là lễ chào cờ và cử hành bài Tiến quân ca.
- Hai ngư¬ời đư¬ợc vinh dự kéo lá cờ trong ngày lễ trọng thể này là nữ chiến sĩ Đàm Thị Loan và nữ sinh Lê Thi (tên thực là Dư¬ơng Thị Thoa).
- Nữ chiến sĩ Đàm Thị Loan là ngư¬ời dân tộc Tày, đư¬ợc điều động từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội trong những ngày khởi nghĩa.
- Nữ sinh Lê Thi là ngư¬ời Hà Nội, đã hoạt động trong phong trào thanh niên, học sinh Hà Nội thời kỳ Tổng khởi nghĩa.

Câu 44: Ai là hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, cũng là người đầu tiên nhận ra vị trí trung tâm đất nước của Hà Nội và đã quyết định đóng đô ở đây?

Trả lời: Người đó là Lý Bí, tức Lý Nam Đế. Sau cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Lương thắng lợi (542), Lý Bí x¬ưng đế, dựng nướcVạn Xuân (ở Thăng Long - Hà Nội có một số địa danh l¬ưu lại tên gọi Vạn Xuân, như¬ cửa Vạn Xuân của thành Thăng Long thời Lý, đầm Vạn Xuân ở Huyện Thanh Trì), dựng đô ở vùng Hà Nội. Nh¬ư vậy, Lý Bí – Lý Nam Đế chính là người Việt Nam đầu tiên, hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nhận ra vị trí trung tâm đất nước của Hà Nội và đã quyết định đóng đô ở đây. Tuy nhà nước Vạn Xuân tồn tại không lâu, đô thành mà Lý Nam Đế lựa chọn chưa được mở mang xây dựng bao nhiêu, nhưng sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử Thăng Long - Hà Nội, đư¬a mảnh đất này bư¬ớc lên vị trí hàng đầu trong lịch sử đất nước. Công lao ấy, đầu tiên, là thuộc về Lý Nam Đế.

Câu 45: Cho đến nay đã có bao nhiêu kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức ở Hà Nội?

Trả lời: Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở hợp nhất của 3 tổ chức cộng sản: Đảng Cộng sản Đông Dương, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
- Từ đó cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành 10 kỳ Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ nhất (1935) họp tại Ma Cao, Trung Quốc. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ¬ hai (1951) họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Còn lại 8 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc (từ Đại hội III đến Đại hội X) của Đảng đều được tổ chức tại Hà Nội.

Câu 46: Thăng Long đã từng có một cung điện xây dựng ngầm trong lòng đất. Đó là cung nào, xây từ bao giờ?

Trả lời: Đó là cung Th¬ưởng Trì do chúa Trịnh Giang xây dựng vào năm 1728 trên đất thuộc phường Hồng Mai (phư¬ờng Bạch Mai ngày nay). Đó là một cung điện ngầm d¬ưới đất, trong điều kiện kỹ thuật bấy giờ việc xây dựng hết sức khó khăn và tốn kém. Cung Thư¬ởng Trì là một hành cung đư¬ợc xây dựng nhằm tránh bị sét đánh. Cung này cũng đã bị phá hủy vào cuối thế kỷ XVIII.

Câu 47: Huyền thoại Việt Nam gắn liền với Hà Nội đầu tiên được đưa ở sân khấu nước ngoài là huyền thoại nào?

Trả lời: Là huyền thoại An Dương Vương - Mỵ Châu - Trọng Thuỷ.
- 200 diễn viên Nhật của đoàn Takarazuka đã nhập cuộc. Vở do nữ nhà thơ - nhà tiểu thuyết biên kịch. Utsu đạo diễn.
- Tháng 1-1943 vở ca kịch operette đã trình diễn ở Tokyo.

Câu 48: Huyện nào của Hà Nội có diện tích tự nhiên lớn nhất ?

Trả lời: Đó là huyện Sóc Sơn. Diện tích tự nhiên huyện Sóc Sơn là 301,43 km2, chiếm gần 1 phần 3 diện tích toàn thành phố và lớn gấp 3,6 lần diện tích tất cả 7 quận nội thành gộp lại.

Câu 49: Tháng l0-1945, cả nước có 12 chiến khu. Hà Nội là chiến khu số mấy? Tháng 12-1946, Hà Nội nhập với chiến khu nào? Tại sao?

Trả lời: Theo quyết định của Chủ tịch nư¬ớc, tháng 10–1945, cả n¬ước được chia thành 12 chiến khu (l, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12), Hà Nội là chiến khu 11.
- Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, để tăng cường sức chiến đấu cho Mặt trận Hà Nội, ngày 23-12-1946 Bộ Tổng chỉ huy quyết định sáp nhập chiến khu 11 vào chiến khu 2. Mặt trận Hà Nội tr¬ở thành tiền ph¬ương của chiến khu 2.

Câu 50: Thủ đô Hà Nội được tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” năm nào?

Trả lời: Ngày 16-7-1999, Hà Nội là thành phố duy nhất tiêu biểu cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là một trong 5 thành phố trên thế giới được UNESCO, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc trao giải thưởng “Thành phố vì hòa bình”.

Câu 51: Phố Hà Nội mang tên ông, giảng đường trang trọng nhất của trường Đại học Y Khoa mang tên ông. Đó là người nào?

Trả lời: Đó là người trai gốc Huế, sinh năm 1900 trong gia đình quý tộc.
- Sau khi tu nghiệp bác sĩ nội trú và làm việc 10 năm tại Pháp, ông trở về nước vào năm 1931, được mời về làm việc tại Nhà thương Bảo hộ (Bệnh viện Việt Đức ngày nay), gắn bó với Hà Nội từ ấy.
- Ông là người Việt Nam đầu tiên được cầm dao mổ khi không phải chỉ ở bệnh viện này mà cả Đông Dương chỉ có 2 bác sĩ người Pháp đạt tới trình độ đó.
- Ông là người đầu tiên của Pháp phong hàm giáo sư ngày 11–12–1943.
- Nguồn gốc quý tộc, nhiều tài năng được chính nước Pháp đào tạo, được đồng nghiệp Pháp nể trọng. Thế nhưng… trái tim và trí lực của ông dành toàn bộ cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cho xây dựng và phát triển ngành y tế Việt Nam mới. Ông là hiệu trưởng đầu tiên và dẫn dắt trường Đại học Y Khoa Hà Nội, một trung tâm đào tạo y học hiện đại sớm và lớn nhất cả nước đi qua suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đó là giáo sư Hồ Đắc Di (1900 – 1984).

Câu 52: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào? Ở đâu?

Trả lời: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập vào cuối tháng 8/1945 tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội. Sáng ngày 26/8/1945, tại đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng. Ngày 30/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý kiến cho bản Tuyên ngôn độc lập do Người soạn thảo. Ngày 31/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung một số điểm vào dự thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, tại vườn hoa Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 53: Ai là người đầu tiên cắm cờ chiến thắng trên dinh Độc Lập ngày 30 - 4 - 1975?

Trả lời: Bùi Quang Thận (1948) là người lính Giải phóng quân miền Nam đã cắm lá cờ chiến thắng đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975. Bùi Quang Thận đã kéo lá cờ đỏ sao vàng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trên lá cờ ông đã viết và ký tên: "11g30 ngày 30-4. Thận".

Câu 54: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh vào ngày tháng năm nào?
Trả lời: Ngày 14/4/1975 Trong một khu rừng ở Lộc Ninh, Ban chỉ huy Chiến dịch nhất trí đề nghị Bộ Chính trị xin được đổi tên Chiến dịch tổng công kích giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Quyết định đổi tên này do đồng chí Lê Duẩn kí ngày 14/4/1975.

Câu 55: Tấm ảnh “Bác bắt nhịp bài ca Kết đoàn” được chụp ở đâu, khi nào?

Trả lời: Vào tháng 9 năm 1960, nhân dân miền Bắc và đặc biệt đồng bào Hà Nội chào mừng sự kiện lịch sử trọng đại là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đang tiến hành trọng thể tại Thủ đô.
- Tại v¬ườn Bách Thảo, tối ngày 3-9-1960, Đoàn Thanh niên Lao động Thủ đô phối hợp cùng giới văn nghệ sĩ tổ chức dạ hội mừng Đại hội Đảng và mừng ngày Quốc khánh. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đại biểu quốc tế đến tham dự dạ hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi thăm các diễn viên nhạc công và Người đề nghị chuyển cho Người chiếc “đũa” chỉ huy của nhạc trư¬ởng, rồi bắt nhịp chỉ huy cho mọi người hát bài Kết đoàn. Bức ảnh “Bác bắt nhịp bài ca Kết đoàn” ghi lại khoảnh khắc đó, hiện còn được lưu giữ mãi với thời gian.

Câu 56: Nước ta mang quốc hiệu Đại Việt từ năm nào?

Trả lời: Từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quố
c hiệu Đại Việt tồn tại không liên tục qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn. Từ năm 1804, nước ta không còn mang quốc hiệu Đại Việt nữa.

Câu 57: Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên vào thời gian nào?

Trả lời: Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp (23/11/1940).
- Tác giả sáng tạo ra lá cờ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh này là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (sinh ngày 5/3/1901 tại Hà Nam, hy sinh ngày 28/8/1941). Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của hồn nước, lòng dân, của tình đoàn kết đời đời bền vững của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Nền đỏ tượng trưng cho màu nhiệt huyết cách mạng, màu chiến đấu và chiến thắng; màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho sự sáng ngời của linh hồn dân tộc Việt Nam; năm cánh sao là sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp đồng bào chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Lá cờ đỏ sao vàng, biểu tượng chung nhất của dân tộc Việt Nam, đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi người dân Việt.

Câu 58: Ai là Trưởng đoàn Chính phủ Việt Nam dự Hội nghị Genève năm 1954?
Trả lời: Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng sinh ngày 1/3/1906 tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, mất ngày 29/4/2000. Ông là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955–1987). Ông giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976 và Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Năm 1954, khi còn giữ chức vụ Phó Thủ tướng, đồng chí Phạm Văn Đồng được cử làm Trưởng phái đoàn Chính phủ Việt Nam dự Hội nghị Genève.

Câu 59: Tên gọi Hồ G¬ươm có xuất xứ như¬ thế nào?

Trả lời. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi chuẩn bị dựng cờ khởi nghĩa ở đất Lam Sơn, có ng¬ười phư¬ờng chài ở sách Mục Sơn là Lê Thận bỗng bắt đư¬ợc một lư¬ỡi kiếm liền đem dâng Lê Lợi. Ngày hôm sau chính Lê Lợi lại bắt đư¬ợc một chuôi kiếm ở gốc cây đa, đem về nhà lắp vào lư¬ỡi kiếm thì vừa khít, không sai một ly. Lê Lợi biết đó là thanh g¬ươm báu thần trao, ngầm ý giúp ông khởi nghĩa chống Minh. Thanh gư¬ơm đó Lê Lợi luôn luôn mang bên mình trong suốt mư¬ời năm kháng chiến chống Minh.
- Kháng chiến thành công Lê Lợi đóng đô ở thành Thăng Long (bấy giờ có tên là Đông Kinh), trong một lần nhà vua cùng triều thần đi thuyền trên hồ Thủy Quân (tên gọi của Hồ Gươm bấy giờ), bỗng có một con rùa vàng lớn xuất hiện bơi trên mặt n¬ước. Rùa vàng nói với nhà vua: "Xin đức vua trả lại gươm thần cho Long Vư¬ơng". Nhà vua vừa rút gư¬ơm ra khỏi vỏ g¬ươm liền bay về phía rùa. Rùa vàng tức khắc ngậm g¬ươm rồi lặn xuống đáy hồ”. Hồ vì thế đư¬ợc gọi là hồ Hoàn Kiếm (trả gư¬ơm) hay Hồ Gư¬ơm.

Câu 60: Hà Nội đã qua bao lần đổi tên (mốc thời gian từ 1010 đến nay)?

Trả lời: Hà Nội đã qua nhiều lần đổi tên. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, đổi tên là thành Thăng Long, về hành chính thì đặt phủ Ứng Thiên, năm 1015 đổi gọi là Nam Kinh. Cuối đời Trần, vào năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần Thuận Tông dời đô vào Thanh Hóa, đóng ở thành mới xây gọi là Tây Đô. Năm 1400, Hồ Quý Ly giành ngôi vua, vẫn đóng đô ở Tây Đô, do vậy Thăng Long trở thành Đông Đô. Từ năm 1407 đến 1427, Đông Đô bị quân Minh chiếm đóng, chúng đổi tên là Đông Quan. Năm 1428, Lê Lợi giải phóng Đông Quan, đến năm 1430 đổi tên thành Đông Kinh. Tuy vậy, cái tên Thăng Long vẫn được dùng. Đời Lê Thánh Tông, thành Đông Kinh tức kinh đô Thăng Long được gọi là phủ Trung Đô rồi phủ Phụng Thiên. Đời Tây Sơn đóng đô tại Phú Xuân (Huế) gọi Thăng Long là Bắc Thành. Đời Nguyễn Gia Long vẫn gọi là Bắc Thành nhưng đổi phủ Phụng Thiên ra là phủ Hoài Đức. Năm 1831 Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội gồm 4 phủ: Hoài Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân và tỉnh lỵ đóng ở phủ Hoài Đức tức thành Thăng Long cũ, do đó Thăng Long cũng được gọi là Hà Nội. Cái tên này được giữ cho tới tận nay.

Câu 61: Vị vua nào ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Việt Nam?
Trả lời: Lý Nhân Tông (ở ngôi 55 năm, từ năm 1072 đến năm 1127). Lý Nhân Tông tên thật là Lý Càn Đức, là con của Lý Thánh Tông và Nguyên phi Ỷ Lan. Lý Nhân Tông sinh ngày 25 tháng 1 năm Bính Ngọ (1066) tại kinh thành Thăng Long, lên ngôi tháng 1 năm Nhâm Tí (1072), ở ngôi 55 năm, mất ngày 12 tháng 12 năm Đinh Mùi (1127), thọ 61 tuổi.

Câu 62: Cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) nổ ra ở tỉnh thành nào?

Trả lời: Ba Đình là một căn cứ kháng chiến được xây dựng trên vùng đất thuộc 3 làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Các ngôi đình của 3 làng được biến thành các chốt đóng quân, nối với nhau bằng chiến hào, có thể hỗ trợ cho nhau. Từ Ba Đình, nghĩa quân có thể tỏa đi các nơi, kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng trong vùng. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) là một trong các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương.

Câu 63: Văn Miếu - Quốc Tử Giám thường được nhắc liền với nhau, nhưng khác nhau như thế nào?

Trả lời: Cùng trong một khu vực (dài 350m, rộng trên 60m), Cùng đề cao Nho giáo, học tập, thi cử, nhà trường, nơi tưởng niệm của Nho giáo, Nho học. Tuy nhiên cần phân biệt:
- Mùa thu tháng 8 - 1070, Văn Miếu được xây dựng: đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử), vẽ hình thất thập nhị hiền (72 học trò của Khổng Tử) để thờ.
- Sáu năm sau đó (1076), nhà Lý cho lập Quốc Tử Giám (ở phía sau Văn Miếu) và chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ thì cho vào học.

Câu 64: Có phải Tháp Rùa xây dựng để tưởng nhớ Rùa Vàng cho Lê Lợi mượn gươm?

Trả lời: Không phải! Ngọn tháp đó lúc đầu xây không có ý nghĩa gì gắn với Rùa Vàng cả. Nguyên đó là gò Rùa ở giữa hồ Hoàn Kiếm (hồ Thuỷ Quân). Gò có từ rất lâu, Chúa Trịnh đã từng dựng đình Tả Vọng để hóng mát.
- Còn ngọn tháp mới xuất hiện từ năm 1884, do Bá hộ Kim (hay Thượng Kim) nhà ở phố Hàng Khay cho tu bổ móng của đình Tả Vọng và xây thêm các tầng tháp cho cao. Thế nhưng, gò Rùa vẫn cứ gắn với rùa thiêng của Hồ Hoàn Kiếm. Vì đó là nơi rùa bò lên phơi nắng.

Câu 65: Quy hoạch 36 phố phường của Thăng Long - Hà Nội có khi nào?

Trả lời: Năm 1466 Lê Thánh Tông lập khu vực hành chính đặc biệt ở Kinh kỳ gọi là phủ Trung Đô (đến 1469 đổi là phủ Phụng Thiên) gồm hai huyện Quảng Đức (sau đổi là Vĩnh Thuận) và Vĩnh Xương (sau đổi là Thọ Xương) gồm 36 ph¬ường. Mỗi huyện 18 ph¬ường. Quy hoạch Thăng Long 36 phố phường có từ đấy. Thăng Long 36 phố phư¬ờng là một thực tế chứ không phải là con số ư¬ớc lệ như¬ ý kiến của một số ng¬ười.

Câu 66: Hà Nội có bao nhiêu dòng sông lớn chảy qua, là những sông nào?

Trả lời: Đó là: Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Cà Lồ, Sông Cầu và Sông Nhuệ.

Câu 67: Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đóng đô ở đâu? Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời: Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử cuối năm 938 đã kết thúc thời kỳ mất nước kéo dài hơn một ngàn năm, mở đầu kỷ nguyên độc lập lâu dài và phục hưng rực rỡ của dân tộc. Mùa Xuân 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, bãi bỏ chế độ tiết độ xứ, xây dựng cung điện, tổ chức triều chính, đặt các chức quan và nghi lễ theo chế độ quân chủ.
- Việc Ngô Quyền đống đô ở Cổ Loa, Kinh đô của An Dương Vương không phải là một điều ngẫu nhiên. Bằng việc làm này, Ngô Quyền muốn tỏ rỏ sự tiếp nối truyền thống dân tộc từ thuở các vua Hùng dựng nước.

Câu 68: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông có một Công chúa đã vì nước quên mình. Nàng là ai?

Trả lời: Đó là Công chúa An Tư, con gái út của Trần Thái Tông, em gái út của Trần Thánh Tông.
- Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), thế địch đang mạnh, quân ta đang gặp khó khăn. Để giảm bớt bước tiến của quân thù và tạo thời gian cho quân ta rút lui an toàn, tháng 3 năm 1285 vua Trần đã sai người đưa Công chúa An Tư dâng cho Thoát Hoan, Tổng chỉ huy quân Nguyên Mông, bấy giờ đang đóng ở bờ bắc sông Hồng, đối diện với Kinh thành Thăng Long.
- Hành động của Công chúa thực sự là một sự hy sinh cao cả vì đất nước. Sự hy sinh đó đã góp phần cứu nguy xã tắc trong những giờ phút khó khăn nhất.

Câu 69: Có bao nhiêu nhân vật lịch sử và địa danh liên quan đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn được đặt tên phố ở Hà Nội?

Trả lời: Hiện có 8 nhân vật lịch sử, chủ yếu là những người có công trong phong trào Tây Sơn được đặt tên cho các đường phố. Đó lá các phố Quang Trung, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp, Bùi Thị Xuân, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở, Lê Ngọc Hân.
- Địa danh liên quan đến khởi nghĩa Tây Sơn được đặt tên là phố Tây Sơn.

Câu 70: Đầu thế kỷ XX có một nhà cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc đã sang Hà Nội. Ông là ai?

Trả lời: Đó là Tôn Trung Sơn (tức Tôn Dật Tiên), Trong những năm đầu thế kỷ XX, khoảng từ 1905-1907 ông đã từng qua Việt Nam tạm trú. Tại Hà Nội, Tôn Trung Sơn ở tại Gamtetta (nay là phố Trần Hưng Đạo), với sự trợ giúp của cộng đồng Hoa kiều. Có tài liệu nói rằng trong thời gian trú tại Hà Nội, ông đã tới gặp và đàm đạo với hai nhà cải cách nổi tiếng của Hà Nội và nước ta lúc bấy giờ là Nguyễn Quyền và Lương Văn Can.

Câu 71: Đoàn đại biểu Hà Nội đi dự Quốc dân Đại hội Tân Trào vào thời gian nào và do ai dẫn đầu?

Trả lời: Vào khoảng cuối tháng 7 đầu tháng 8-1945, Đảng bộ Hà Nội được cử hai Thành uỷ viên đi dự Hội nghị toàn quốc của Đảng. Một đoàn đại biểu Hà Nội đi dự Đại hội Quốc dân ở Tân Trào do Vũ Oanh làm Trưởng đoàn.

Câu 72: Cuộc chiến của quân và dân Hà Nội trong những ngày kháng chiến chống Pháp diễn ra trong bao lâu, tiêu diệt bao nhiêu sinh lực địch?

Trả lời: Trong vòng 60 ngày đêm, từ ngày 19-12-1946 đến ngày 17-2-1947, trong 2 tháng đó, quân và dân Thủ đô đã đánh 200 trận, tiêu diệt gần 2000 tên địch, phá huỷ 100 xe quân sự (có 22 xe tăng và xe bọc thép), bắn rơi 5 máy bay.

Câu 73: Những cặp vợ chồng đoàn tụ ở Thủ đô qua tên đường phố nào?

Trả lời: Đầu tiên phải kể đến cặp vợ chồng là "giống rồng", vợ là "giống tiên" - Lạc Long Quân - Âu Cơ, dầu xuống bể lên rừng thuở mở cõi cho dòng giống con Rồng cháu Tiên vẫn tụ hội với mảnh đất rồng bay.
Ngoài ra còn có: Thi Sách và Trưng Trắc, Quang Trung (Nguyễn Huệ) và Lê Ngọc Hân, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai.

Câu 74: Cơ sở được coi là trung tâm giáo dục đào tạo trí thức đầu tiên của nước Đại Việt được xây dựng vào năm nào, tên là gì?

Trả lời: Năm 1070, nhà Lý lập Văn Miếu để làm nơi thờ, Khổng tử - người sáng lập đạo Nho, Năm 1076, xây nhà Quốc Tử Giám ở kề bên Văn Miếu để cho Hoàng Thái Tử đến đó học. Từ lớp học của hoàng gia đến trường Quốc Tử Giám, đó là cơ sở của trung tâm giáo dục, đào tạo trí thức đầu tiên, đặt nền tảng cho sự ra đời và phát triển nền giáo dục đại học truyền thống của Đại Việt.

Câu 75: Thời Pháp thuộc Hà Nội có một trường Trung học dành riêng cho nữ sinh là trường nào? Vị trí trường đặt ở đâu?

Trả lời: Đó là Trường Đồng Khánh, trường duy nhất dành riêng cho nữ sinh Việt Nam ở Hà Nội và Bắc Kỳ. Ngôi trường này nằm trên Đại lộ Đồng Khánh, gồm các dinh thự của quan lại Pháp. Hiện nay nơi đây là Trường Phổ thông cơ sở Trưng Vương (số 40, Hàng Bài, Hà Nội).

Câu 76: Có một người từng đào hầm thắp đèn dưới đất đọc sách... đã làm rung lên khúc ngâm chinh phụ ở đời. Người đó là ai?

Trả lời: Đó là Đặng Trần Côn - ngụ làng Mọc, huyện Thanh Trì (nay thuộc quận Thanh Xuân).
- Chuyện đào hầm thắp đèn đọc sách ban đêm của ông trở thành truyền thuyết về tính ham học. Còn khúc chinh phụ ngâm từ đương thời đã được nhiều người tán thưởng, chọn để diễn âm, trong đó có bản diễn Nôm được lưu hành rộng rãi nhất là của Đoàn Thị Điểm (có người cho là của Phan Huy Ích). Nguyễn án - Phạm Đình Hổ còn chép trong Tang thương ngẫu lục, lời thán phục của Ngọ Phong Ngô Thì Sĩ - một đại bút của thế kỷ XVIII "Văn này đánh đỗ cả lão Ngô".

Câu 77: Hà Nội xưa có một xưởng đúc tiền vào loại lớn nhất nước, Xưởng này đặt ở đâu?

Trả lời: Dưới thời Lê các cơ sở đúc tiền được đặt ở Cầu Dền và phường Nhật Chiêu (phía bắc Hồ Tây). Đến thời Nguyễn, nhà vua cho mở một xưởng đúc tiền lớn đặt tại trung tâm Thành phố, gọi là Cục Bảo tuyền, với cơ sở sản xuất chính là một Tràng, thường gọi Tràng Tiền. Vị trí của Tràng Tiền xưa ngày nay tương đương với một ô đất giáp các phố Tràng Tiền (phía bắc), Phạm Sư Mạnh (phía nam), Phan Châu Trinh (phía đông), và Ngô Quyền (phía tây).

Câu 78: Năm 931 Hà Nội chứng kiến một sự kiện quan trọng. Đó là sự kiện nào?

Trả lời: Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay. Bấy giờ nhà Đường đã sụp đổ, Trung Quốc diễn ra tình trạng phân tán, trong đó có nhà Nam Hán, một triều đình cát cứ ở Quảng Châu. Năm 930, nhà Nam Hán phát đại quân theo hai đường thuỷ, bộ xâm lược nước ta. Khúc Thừa Mỹ chống cự không nỗi, bị bắt sống đem về Quảng Châu. Tháng 10 - 930 quân Nam Hán đánh chiếm phủ thành Đại La, tái áp đặt ách đô hộ trên đất nước ta.
- Tuy nhiên, không đầy nửa năm sau, tháng 3 - 931, Dương Đình Nghệ, một hào trưởng vùng châu Á (Thanh Hoá), được sự hưởng ứng của hào kiệt và nhân dân khắp nơi, đã cử binh tiến ra Giao Châu, bao vây và tiến công thành Đại La. Bị quân ta công phá dữ dội, quân địch trong thành tan vỡ, tướng giặc bị giết. Viện binh địch kéo sang bao vây thành Đại La nhưng Dương Đình Nghệ đã chủ động đem quân ra ngoài thành đánh vào dinh trại dã ngoại của địch. Quân địch tan vỡ tháo chạy về nước. Thành Đại La được giải phóng, đất nước sạch bóng quân xâm lược.

Câu 79: Thăng Long được sử dụng làm tên gọi chính thức vào những thời kỳ nào?

Trả lời: Tháng 7 năm Canh Tuất (1010), Lý Công Uẩn dời đô từ thành Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Tên Thăng Long có từ đây và tồn tại trong suốt thời Lý (1010 - 1225), hầu hết thời Trần (1226 - 1397). Từ cuối thời Trần đến thời Hồ đổi tên là Đông Đô, thời thuộc Minh là Đông Quan, thời Lê Sơ là Đông Kinh, thời Mạc (1527 - 1592) trở lại tên gọi Thăng Long, sau đó dưới thời Lê Trung Hưng lại gọi là Đông Kinh, đầu thời Nguyễn lấy lại tên Thăng Long (nhưng chữ Long vốn nghĩa là Rồng được đổi thành chữ Long nghĩa là thịnh vượng). Tuy có nhiều lần thay đổi tên gọi khác nhưng Thăng Long với nghĩa rồng bay đã đi vào tâm thức của người Hà Nội, của người Việt Nam qua các thế hệ, trở thành tên gọi thiêng liêng của mỗi chúng ta khi nhắc đến Thủ đô ngàn năm yêu dấu của mình, như một nhà thơ đã viết:

Từ thuở mang gươm đi mở cõi,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.

Câu 80: Năm 1459 tại Đông Kinh diễn ra một vụ biến lớn. Sự kiện này diễn ra như thế nào?

Trả lời: Năm 1442, sau khi Lê Thái Tông mất, Thái tử Bang Cơ mới hai tuổi nối ngôi, tức Lê Nhân Tông. Chính quyền nhà Lê trong một thời gian dài bị tập đoàn Nguyễn Thị Anh lũng đoạn.
- Người con trưởng của Lê Thái Tông là Lê Nghi Dân, do lỗi của mẹ, đã bị truất ngôi thái tử, bị giáng xuống làm Lạng Sơn Vương. Lê Nghi Dân ôm hận, đã bí mật tập hợp đồng đảng chờ cơ hội đoạt lại ngai vàng của Lê Nhân Tông.
- Đêm 3-10-1459 Lê Nghi Dân cùng đồng đảng bí mật bắc thang trèo qua tường vào Cung Thành giết Lê Nhân Tông, ngày hôm sau lại giết Nguyễn Thị Anh rồi tự lập làm vua. Hành động trên cùng với sự kém cỏi về nhân cách tài năng của Lê Nghi Dân đã không được sự ủng hộ của các quan trong triều. Ngày 6 tháng 6 năm 1460 các đại thần đứng đầu là Nguyễn Xí quyết định phế Lê Nghi Dân đồng thời đón Hoàng tử Tư Thành lên ngôi vua. Hoàng tử Tư Thành, con thứ tư của vua Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao, lên ngôi hoàng đế, bắt đầu một thời kỳ phát triển rực rỡ của vương triều Lê, của quốc gia Đại Việt./.

BTC HỘI THI THEO DÒNG LỊCH SỬ
Tài liệu thi theo dòng lịch sử cấp trường phần lý thuyết Thtx_014
Tài liệu thi theo dòng lịch sử cấp trường phần lý thuyết Thtx_015Tài liệu thi theo dòng lịch sử cấp trường phần lý thuyết Thtx_016Tài liệu thi theo dòng lịch sử cấp trường phần lý thuyết Thtx_017



Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơn Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bình luận về bài viết

Bạn cần để bình luận về bài viết


Nếu chưa có tài khoản bạn vui lòng tài khoản

Quyền hạn của bạn:
Bạn không có quyền trả lời bài viết