CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Ava_0110CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Ava_0310
Nguyễn Văn Dô
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Ava_0710CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Ava_0910
Nguyễn Văn Dô
Danh Hiệu Thượng Tá

Thượng Tá
Tổng số bài gửi : 96
Join date : 22/03/2010
Tuổi : 37
Đến từ : Ấp Huyền Đức, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Vide10
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_010CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_011CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_012
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_013

Tiêu Đề: CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH



Đoàn Nghệ thuật Khmer Triều An - huyện Trà Cú

Đoàn nghệ thuật Khmer Triều An – huyện Trà Cú được Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Trà Vinh cho phép thành lập dưới dạng thể nghiệm vào tháng 10 năm 2007. Trụ sở của Đoàn nghệ thuật Khmer Triều An –Trà Cú được đặt tại Ấp Chợ-xã Hàm Giang huyện Trà Cú.

Đoàn hiện có 46 diễn viên, nhạc công chủ yếu là lực lượng nghệ nhân, nghệ sĩ, đã từng tham gia biểu diễn thành công tại các cuộc Hội diễn nghệ thuật quần chúng Khmer tỉnh Trà Vinh lần thứ II năm 2007. Đoàn đã tập dượt và đang đưa vào biểu diễn 04 kịch bản Dù-kê, Dì-kê, các tiết mục ca múa nhạc dân tộc, trình diễn nhạc cụ dân tộc… mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với nhu cầu thưởng thức, sở thích của quần chúng nhân dân tỉnh Trà Vinh.

Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh Trà Vinh


Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh Trà Vinh được thành lập ngày 14/4/1963, tại ấp Cây Xanh, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh – quê hương của nữ Anh hùng lực lượng vũ Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh Trà Vinh được thành lập ngày 14/4/1963, tại ấp Cây Xanh, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh – quê hương của nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Út (chị Út Tịch).

Lực lượng của Đoàn lúc đó có 40 người, với 05 chương trình kịch mục như: Vở Dù-kê “Nghĩa tình trong giông tố”, “Thạch Sanh – Lý Thông”, Múa Sa-Dam, Múa Chhu Chhai, các điệu múa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cùng nhiều ca khúc chính trị bằng hai thứ tiếng Kinh và Khmer.

Từ đó đến nay, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh đã trải qua rất nhiều những năm tháng thăng trầm, biến đổi, những tháng ngày vinh quang và thử thách, nhưng với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự yêu thương che chở, đùm bọc, ủng hộ của quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh, Đoàn luôn vượt qua những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa văn nghệ của nhân dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc… Đoàn tham gia tốt và đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc Hội thi, hội diễn, liên hoan ca múa nhạc do Trung ương hoặc các tỉnh trong khu vực tổ chức.

Ngoài ra Đoàn còn thường xuyên biểu diễn các tiết mục ca, múa, nhạc dân tộc, các trích đoạn Dù kê phục vụ khách trong và ngoài nước đến thăm và làm việc với tỉnh Trà Vinh. Đặc biệt, từ khi thành lập đến nay, Đoàn nghệ thuật Khmer Anh Bình Minh còn là cái nôi đào tạo nhiều diễn viên, nghệ nhân, soạn giả… kế thừa không những của Đoàn, mà còn cung cấp cho các Đoàn, Đội Khmer tỉnh nhà và các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; nổi bật hơn hết là sau Hội diễn nghệ thuật quần chúng Khmer tỉnh Trà Vinh lần thứ I năm 2004, Đoàn đã chọn 22 em trẻ có năng khiếu và đạt giải cao trong Hội diễn, mở lớp đào tạo bồi dưỡng cho các em thời gian gần 2 năm để bổ sung vào lực lượng của Đoàn, thay thế những diễn viên, nghệ sĩ đã lớn tuổi. Và trong quá trình lưu diễn phục vụ, Đoàn có 07 đồng chí cán bộ, diễn viên đã hy sinh trong thời kỳ kháng chiến.

Cho đến hôm nay, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh là một trong những đoàn nghệ thuật Khmer ở Nam Bộ có chương trình ca múa nhạc, ca kịch dù kê vừa giữ được nét nghệ thuật truyền thống, vừa có sự tiếp nhận văn hóa hiện đại được khán giả Trà Vinh cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hết sức yêu thích, mến mộ.

Với những thành tích trên, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh đã được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen, cờ, huy hiệu (vàng, bạc…). Đặc biệt, năm 1997, Đoàn được Chủ tịch nước phong tặng Huân chương Lao động hạng III; Năm 2000, Đoàn được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_014
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_015CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_016CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_017



CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Ava_0110CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Ava_0310
thuckhukinhtetravinh
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Ava_0710CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Ava_0910
thuckhukinhtetravinh
Danh Hiệu Đại Tá

Đại Tá
Tổng số bài gửi : 134
Join date : 01/05/2011
Tuổi : 40
Đến từ : 366/11 Phạm Ngũ Lão K2 P1 TP. Trà Vinh tỉnh Trà Vinh
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Vide10
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_010CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_011CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_012
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_013

Tiêu Đề: CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH



Còn đòan Cải Lương Ánh Hồng nữa bạn ơi!
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_014
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_015CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_016CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_017



CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Ava_0110CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Ava_0310
duphucthinh
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Ava_0710CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Ava_0910
duphucthinh
Danh Hiệu Đại Tá

Đại Tá
Tổng số bài gửi : 107
Join date : 05/11/2010
Tuổi : 33
Đến từ : Trà Cú - Trà Vinh
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Vide10
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_010CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_011CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_012
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_013

Tiêu Đề: CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH



Đoàn Văn công Ánh Hồng (nay là Đoàn Cải lương Ánh Hồng), ra đời vào tháng 10 năm 1962, những năm diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ nhưng vô cùng anh dũng của nhân dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Tr Vinh, sự yêu mến, đùm bọc của nhân dân, Đoàn không ngừng được củng cố và trưởng thành. Là một trong những lực lượng đấu tranh sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng, Đoàn Văn công Ánh Hồng và Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh đã góp phần làm nên danh hiệu “Tiếng hát át tiếng bom” trong kháng chiến; cổ vũ động viên quân dân Kinh - Khmer - Hoa tỉnh nhà đoàn kết, anh dũng chiến đấu và chiến thắng.

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi 14/9/1960 đã mở đầu giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và đồng bào 3 dân tộc trên đất Trà Vinh. Để khơi dậy tinh thần yêu nước, động viên sức người, sức của cho kháng chiến, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Trà Vinh quyết định thành lập Đoàn Văn công tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ cách mạng của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trong tỉnh. Trong khoảng thời gian ngắn, Đoàn Văn công tỉnh Trà Vinh đã tuyển chọn số thanh thiếu niên có năng khiếu ở các địa phương, xây dựng hoàn thành chương trình ca, múa nhạc mang nội dung ca ngợi Đảng, ca ngợi bác Hồ, ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân ta; tổ chức phục vụ đồng bào, chiến sĩ tại các vùng giải phóng trên địa bàn toàn tỉnh.

Đầu năm 1961, tại ấp Hồ Tàu, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, Chi bộ xã Long Vĩnh đã chỉ đạo thành lập Đoàn Văn công xã Long Vĩnh do các đồng chí Bảy Bừ, Năm Tri, Hai Ốm, Ba Chanh tổ chức xây dựng. Buổi đầu mới thành lập, Đoàn có 25 người được chọn từ những anh chị em ở trong xã có chất giọng tốt, có năng khiếu cải lương, biết đàn nhạc - cổ. Với quyết tâm xây dựng đoàn văn nghệ xã mang loại hình sân khấu cải lương, các anh chị em trong đoàn đã ngày đêm ra sức biên kịch, dàn dựng, tập dợt, chỉ trong một thời gian không lâu đã hoàn thành vở cải lương “Cờ hồng trên đỉnh Thúy” do đồng chí Hai Ốm, Năm Tri, Bảy Bừ sáng tác, dựa theo truyện phim “Cờ hồng trên đỉnh Thúy” của Trung Quốc (đây là cốt truyện mà những năm tháng đồng chí Hai Ốm ở tù ngoài Côn Đảo được bạn tù kể cho nghe). Đêm biểu diễn đầu tiên, đoàn được bà con khen ngợi, ủng hộ tiền để mua sắm thêm trang phục, dụng cụ hoạt động. Đầu năm 1962, Ban Tuyên huấn tỉnh công nhận Đoàn Văn công xã Long Vĩnh là Đoàn của tỉnh, đặt cho tên gọi là Đoàn Ánh Hồng. Sau lễ công nhận, Đoàn Ánh Hồng được rút lên sáp nhập cùng một số cán bộ, diễn viên Đoàn Văn công tỉnh, đặt cho tên mới là Đoàn Văn công Ánh Hồng do đồng chí Tám Cữu làm Trưởng đoàn.

Trong khoảng thời gian, Đoàn đã tổ chức biểu diễn theo yêu cầu của các cấp ủy địa phương, thường xuyên kết hợp giữa tuyên truyền phát động, với phục vụ các buổi lể mừng chiến thắng, lễ đưa tiễn thanh niên tòng quân lên đường cứu nước. Thời gian lên màn biểu diễn của Đoàn thường là 8 - 9 giờ đêm Đoàn, bà con xem xong khi trở về nhà thì trời đã hừng sáng, nên mới có câu nói hóm hỉnh của bà con là: “Đêm hôm đi xem Đoàn Ánh Hừng phục vụ”. Sau mỗi đêm diễn, diễn viên của Đoàn được các mẹ, các chị lo cho bữa ăn bồi dưỡng, các đồng chí địa phương tổ chức xuồng ghe đưa đón chu đáo. Những nơi không có điều kiện thuận lợi cho phương tiện di chuyển Đoàn phải hành quân bộ trong đêm hằng chục cây số, khiêng vác máy đèn, dụng cụ... để về điểm biểu diễn mới. Tuy vất vả gian nan nhưng ân tình của đồng bào, của quí mẹ, quí chị, của các đồng chí địa phương thật nồng thắm.

Thời bấy giờ, ở Trà Vinh, tại các vùng giải phóng và vùng tranh chấp, địch tăng cường đánh phá rất ác liệt, liên tục mở các cuộc hành quân càn quét hòng bắt dân vô vùng kiểm soát của chúng; địch thường xuyên cho máy bay ném bom, rải chất độc hóa học hủy diệt môi trường, tàn phá nhà cửa, ruộng vườn... Song, dù ở bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, cán bộ, diễn viên Đoàn Văn công Ánh Hồng vẫn giữ vững niềm tin vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đoàn luôn bám dân, bám bộ đội để phục vụ; lời ca tiếng hát của Đoàn đã kịp thời mang lại ý nghĩa quí giá cho đời sống tinh thần của đồng bào Kinh – Khmer - Hoa trong tỉnh. Mỗi buổi biểu diễn của Đoàn thường thu hút hàng ngàn người xem, nhiều đêm trong lúc Đoàn đang biểu diễn có rất nhiều thanh niên nam nữ bước lên sân khấu đăng ký xin lên đường tòng quân cứu nước. Năm 1967, được sự hỗ trợ tích cực của Quân khu 9, Trung đoàn 3 bộ đội chủ lực về hoạt động trên chiến trường Vĩnh Trà, tích cực cùng các địa phương phát huy thế trận chiến tranh nhân dân, nêu cao tinh thần hợp đồng tác chiến, đánh địch mở rộng vùng giải phóng giành nhiều thắng lợi to lớn. Đáp ứng yêu cầu của Ban Chỉ huy chiến dịch, nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 306 muốn được xem Đoàn Văn công Ánh Hồng phục vụ trước khi đi vào trận đánh, Tỉnh ủy Trà Vinh chỉ thị điều Đoàn Văn công Ánh Hồng đang phục vụ tại huyện Trà Cú lên xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn để phục vụ bộ đội. Nhận được lệnh lúc 5 giờ chiều, Ban quản trị Đoàn tổ chức hành quân bộ suốt đêm trên một chặng đường dài từ Vàm Trà Cú lên xã Vĩnh Xuân, đi dưới cơn mưa tầm tả, vượt qua đồng, qua các hương lộ…, tiếp tục hành quân cho đến sáng hôm sau mới đến điểm qui định. Anh chị em diễn viên chỉ kịp tranh thủ nghỉ ngơi, ăn uống để lấy lại sức và đến 4 giờ chiều hôm ấy tổ chức phục vụ Tiểu đoàn 306 ngay trên lộ Vĩnh Xuân. Tuy biểu diễn ban ngày, không sân khấu, phong màn và trong lúc tinh thần còn mệt mỏi sau chặng đường dài hành quân bộ nhưng anh chị em trong Đoàn rất phấn khởi, hăng say biểu diễn bằng tất cả lòng nhiệt tình, động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 306 trước giờ xuất quân đi vào các trận đánh.

Chiến tranh ngày càng ác liệt, địa bàn hoạt động gặp nhiều khó khăn. Đoàn kịp thời chuyển hướng, tổ chức chia thành từng đội, từng nhóm để phục vụ đồng bào chiến sĩ. Đặc biệt phân công một đội theo sát Tiểu đoàn 501, 509, Đại đội 513, Đại đội trinh sát…. cùng ăn cùng ở với bộ đội, tổ chức phục vụ thường xuyên mỗi lúc xuất quân, mỗi khi thắng trận; kịp thời sáng tác các ca khúc, chập tấu phản ánh những chiến công của quân dân tỉnh nhà như: Chào chiến công Tiểu đoàn 1 quyết thắng; Hát mừng 513; Hồ Thị Nhâm sống mãi; Trà Vinh anh dũng; Mỹ chém dè; Lính bán ván cầu…. của các tác giả Huỳnh Thanh Hải, Công Luận, Liên Tâm, do các diễn viên Lệ Trinh, Minh Thành, Quang Tiến, Xuân Vĩnh biểu diễn.

Trong những tháng năm gian khổ ấy, cán bộ, diễn viên Đoàn không chỉ đem lời ca tiếng hát phục vụ nhân dân mà còn luôn rèn luyện đạo đức phẩm chất, ý chí chiến đấu của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa văn nghệ cách mạng. Trong một trận càn ở Rạch Sậy, Cây Chăn (xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè) các đồng chí Sáu Chen, Tư Chí, Hai Oanh ở chung một hầm bí mật, không may bị phát hiện, địch chỉa súng bao vây kêu gọi đầu hàng; không còn con đường nào thoát, 3 đồng chí bình tĩnh dùng lựu đạn chiến đấu đến trái cuối cùng rồi cùng nhau tự sát không để cho kẻ thù bắt sống. Trong kháng chiến chống Mỹ, Đoàn Văn công Ánh Hồng có 10 đồng chí hy sinh, 05 đồng chí thương binh.

Ngoài việc tổ chức phục vụ nhân dân, Đoàn tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do Tỉnh ủy Trà Vinh phát động như: “Vừa sản xuất, vừa chiến đấu; Kiên cường đánh địch; Bám đất, bám dân một tất không đi một ly không rời; Ngày làm không đủ tranh thủ làm đêm”. Tập thể Đoàn Văn công Ánh Hồng tự nguyện đảm cung 3 tháng, đêm biểu diễn phục vụ, ngày lại hăng say lao động sản xuất, bắt ốc, bắt cua, bắt c, nhờ bà con đem vào chợ bán đổi lấy lương thực nuôi sống Đoàn.

Đáp ứng yêu cầu của Tỉnh đội Trà Vinh thành lập Đoàn Văn công Quân đội để phục vụ bộ đội ở các chiến trường, đầu năm 1973, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy điều động đồng chí Trưởng đoàn Đoàn Văn công Ánh Hồng và một cán bộ chuyên môn Đoàn Ánh Bình Minh qua xây dựng Đoàn Văn công Quân đội. Ngoài ra, còn có nhiều cán bộ của Đoàn được điều động chuyển sang công tác khác ở từng lĩnh vực trong hệ thống của Đảng và Nhà nước từ địa phương đến Trung ương, nhiều đồng chí trưởng thành giữ các chức vụ lãnh đạo, như: Đồng chí Võ Hồng Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin; đồng chí Ngô Phương Viễn, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cửu Long.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long được sáp nhập thành tỉnh Cửu Long; Đoàn Văn công Ánh Hồng cũng được sáp nhập cùng Đoàn Văn công tỉnh Vĩnh Long để thành lập 02 Đoàn Nghệ thuật cĩ tính chuyên nghiệp mang tên Đoàn Cải lương Cửu Long và Đoàn Ca múa tổng hợp Cửu Long. Từ đó, tên Đoàn Văn công Ánh Hồng không còn nữa. Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, Đoàn Cải lương Cửu Long tổ chức nhiều chuyến về vùng căn cứ kháng chiến, vùng nông thôn, phục vụ đồng bào ở hầu hết địa bàn trong tỉnh Cửu Long, các tỉnh miền Tây và Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, các đợt phục vụ cho hằng trăm ngàn lực lượng thanh niên xây dựng các công trình thủy lợi ở kênh đào 3/2; 2/9; 30/4 (huyện Trà Cú); kênh Trà Ngoa (huyện Tiểu Cần)…. cổ vũ, động viên tinh thần hăng say lao động xây dựng quê hương đất nước. Ngoài việc phục vụ đồng bào trong tỉnh, năm 1977, 1978, Đoàn được mời ra Hà Nội biểu diễn giao lưu phục vụ đồng bào Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh thành ở miền Bắc, được đông đảo khán giả yêu thích khen ngợi loại hình sân khấu cải lương Nam bộ.

Phát huy truyền thống “Tiếng hát át tiếng bom”, khi chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra, Đoàn Cải lương Cửu Long sẵn sàng lên đường phục vụ các chiến sĩ đang ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương Tổ quốc. Sau ngày đất nước Campuchia giải phóng, Đoàn được nước bạn mời sang phục vụ đồng bào ở các tỉnh Kông-pông-Sa-Pư, Cô-Kông, Tà-Keo; Sư đoàn 330, Sư đoàn 4 và Đoàn chuyên gia tỉnh Cửu Long. Đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vu, được Bộ Chỉ huy Sư đoàn 330, Sư đoàn 4 tặng Bằng khen và Ủy ban nhân dân tỉnh Cửu Long tặng Bằng khen với thành tích “Đơn vị công tác biên giới Tây Nam giỏi”. Tham gia Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc tại Thành phố Hồ chí Minh, Thành phố Cần Thơ, Đoàn đ nhận được nhiều Bằng khen của Bộ Văn hóa - Thông tin v nhiều Huy chương Vàng, Bạc và Đồng cho diễn viên xuất sắc. Khi tái lập tỉnh Trà Vinh tháng vo 5/1992, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ra quyết định số 357/ QĐ.UBT ngày 28/09/1992, thành lập lại Đoàn Ánh Hồng đặt tên mới là: Đoàn Cải lương Ánh Hồng cho đến ngày nay.

Được biết, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1962-1975), Đoàn đ được tặng 01 Huân chương giải phóng hạng nhất, 02 Huân chương giải phóng hạng ba. Tỉnh đội Trà Vinh tặng lá cờ luân lưu mang dòng chữ “Tiếng hát át tiếng bom”.
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_014
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_015CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_016CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_017



CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Ava_0110CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Ava_0310
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Ava_0710CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Ava_0910
Sponsored content
Danh Hiệu
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Vide10
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_010CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_011CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_012
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_013

Tiêu Đề: CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH



CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_014
CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_015CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_016CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT Ở TRÀ VINH Thtx_017



Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơn Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bình luận về bài viết

Bạn cần để bình luận về bài viết


Nếu chưa có tài khoản bạn vui lòng tài khoản

Quyền hạn của bạn:
Bạn không có quyền trả lời bài viết