Cháy bỏng khát vọng độc lập, tự do! Ava_0110Cháy bỏng khát vọng độc lập, tự do! Ava_0310
Admin
Cháy bỏng khát vọng độc lập, tự do! Ava_0710Cháy bỏng khát vọng độc lập, tự do! Ava_0910
Admin
Danh Hiệu Admin

Admin
Tổng số bài gửi : 188
Join date : 30/10/2008
Tuổi : 40
Đến từ : Nguyên Chủ tịch Hội năm 2004
Cháy bỏng khát vọng độc lập, tự do! Vide10
Cháy bỏng khát vọng độc lập, tự do! Thtx_010Cháy bỏng khát vọng độc lập, tự do! Thtx_011Cháy bỏng khát vọng độc lập, tự do! Thtx_012
Cháy bỏng khát vọng độc lập, tự do! Thtx_013

Tiêu Đề: Cháy bỏng khát vọng độc lập, tự do!





CHÁY BỎNG KHÁT VỌNG ĐỘC LẬP, TỰ DO!
==========


Lý tưởng cứu nước cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh được ấp ủ từ những tháng năm còn là học sinh trường Quốc học Huế, tân thư, tân sách của Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản được thanh niên bí mật truyền tay nhau đọc, đã mở ra một chân trời nhận thức mới lạ cho Nguyễn Tất Thành. Tận mắt chứng kiến thực dân Pháp bắt bớ nhân dân trong cuộc chống thuế ở Trung kỳ (1908) anh đã cạo trọc đầu, tham gia biểu tình rồi bị đuổi học.

Con đường chông gai

Lý tưởng cứu nước cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh được ấp ủ từ những tháng năm còn là học sinh trường Quốc học Huế, tân thư, tân sách của Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản được thanh niên bí mật truyền tay nhau đọc, đã mở ra một chân trời nhận thức mới lạ cho Nguyễn Tất Thành. Tận mắt chứng kiến thực dân Pháp bắt bớ nhân dân trong cuộc chống thuế ở Trung kỳ (1908) anh đã cạo trọc đầu, tham gia biểu tình rồi bị đuổi học.

Cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh kêu gọi thanh niên du học, cụ cử Lương Văn Can khởi xướng phong trào Đông kinh nghĩa thục… tất cả những phong trào yêu nước đều bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Một khát vọng cứu nước cháy bỏng, được bắt đầu từ ngày 5-6-1911, Người rời bến cảng Nhà Rồng, lên tàu Đô đốc La-tút-xơ Tơ-rê-vin đi sang phương Tây để tìm hiểu sự thật, đằng sau những từ đẹp đẽ Tự do - Bình đẳng - Bác ái của văn hóa - văn minh - dân chủ Pháp và phương Tây là gì?

Cháy bỏng khát vọng độc lập, tự do! ImageView
Tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (nước Pháp) tháng 12-1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp

Một chân trời mới bừng sáng khi Người đọc “Luận cương các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin trên đất Pháp (1919). Từ đây Người tham gia sáng lập Quốc tế Cộng sản III và Đảng Cộng sản Pháp, viết bài cho báo L’Humanité. Bản án chế độ thực dân Pháp - tác phẩm đầu tay của Nguyễn Ái Quốc đã được viết bằng tiếng Pháp xuất bản ở Paris năm 1925 thể hiện tinh thần yêu nước của người chiến sĩ cộng sản quốc tế. Người đã trào lộng thế này: “Công lý được tượng trưng bằng một bà đầm, một tay cầm cân, một tay cầm kiếm. Vì đường từ Pháp đến Đông Dương quá xa, xa đến nỗi sang được tới đó thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa cân đã chảy lỏng ra và biến thành những tẩu thuốc phiện hoặc những chai rượu ty, nên bà đầm công lý tội nghiệp chỉ còn lại độc cái kiếm để chém giết.

Bà chém giết đến cả người vô tội và nhất là người vô tội” (1). Trong bối cảnh quốc tế phức tạp lúc đó, việc Người lựa chọn ủng hộ quốc tế thứ III, đi theo luận thuyết của Lênin để cứu nước giải phóng dân tộc, thể hiện bản lĩnh và sự lựa chọn sáng suốt. Người đã từng nói “Bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất là chủ nghĩa Lênin”. Và từ đó, Người ráo riết hoạt động, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, của trường Đại học Phương Đông ở Matxcơva, Người đặt nền móng cho sự kiện vĩ đại của dân tộc - thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

“Hai tay gây dựng một sơn hà”

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, ngày 18-2-1930 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã gửi báo cáo cho Quốc tế Cộng sản. Bút tích còn lưu lại cho thấy một điều rất thú vị là trong báo cáo, Người viết bằng tiếng Anh, nhưng tên Nguyễn Ái Quốc lại ký tên bằng tiếng Nga. Để hoạt động hợp pháp ở Trung Quốc, Người đã lấy nhiều tên và luôn thay đổi địa chỉ.

Bôn ba khắp chân trời góc bể, làm đủ mọi nghề để hoạt động bí mật, xa Tổ quốc từ tháng 2-1911 đến năm 1941 mới được trở về trong niềm xúc động sâu sắc - “Hai tay gây dựng một sơn hà” - người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ có một khát vọng duy nhất như Người đã nói: “Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi”.

Và khát vọng cao cả ấy đã trở thành hiện thực khi Đảng ta, đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, lập nên Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á với bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ, mở đầu bằng câu: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng” và “Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Một kỷ nguyên mới của đất nước bắt đầu với chính sách xây dựng Nhà nước dân chủ - cộng hòa có Quốc hội, điều hành đất nước bằng Hiến pháp. “Có thể rằng, chúng ta sẽ mời những nhà chuyên môn Pháp cũng như Mỹ, Nga hay Tàu đến đây giúp việc cho chúng ta trong công việc kiến thiết quốc gia” (2). Người cũng khẳng định tình hữu hảo xây dựng thế giới mới trong hòa bình, dân chủ, nắm tay nhau đi tới tương lai tốt đẹp sau bao đau thương, nồi da xáo thịt, phi nhân tính khắp châu Âu - châu Á của bọn phát xít nhưng độc lập dân tộc của Việt Nam phải được thừa nhận theo tinh thần của Hiến chương Đại Tây Dương.

Ngay sau khi Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi công hàm cho chính phủ các nước Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh, đề nghị “Nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam phải được Liên hợp quốc thừa nhận và nó sẽ cho phép chúng tôi hợp tác với các quốc gia khác trong việc xây dựng nên một thế giới tốt đẹp hơn và một nền hòa bình bền vững” (3). A. Patti, sĩ quan tình báo Mỹ, tác giả cuốn Why Vietnam, người đã gặp gỡ và làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1944 ở Côn Minh đến năm 1945 ở Thủ đô Hà Nội đã dành tình cảm trân trọng khi viết về Người: “Ông đã nhấn mạnh vào sự cần thiết phát triển kinh tế của Việt Nam không phải phụ thuộc Pháp, Nhật và Trung Quốc, hoặc thậm chí cả Mỹ, mà là độc lập đối với sự thống trị của nước ngoài. Như Mỹ và Anh trước đây, Việt Nam chủ trương một sự tự do thông thương trên thế giới…” (4).

100 năm đã qua, kể từ ngày Người nén lòng rời Tổ quốc, quyết tâm ra đi bằng ý chí phi thường để tìm đường cứu nước! Lý tưởng giải phóng dân tộc, góp phần vào nền hòa bình thế giới của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã và sẽ mãi mãi là ngọn đèn soi rọi cho Đảng ta, nhân dân ta trong công cuộc hội nhập và đổi mới.
(Theo anninhthudo.vn)

------------------------
1) Hồ Chí Minh: Bản án chế độ thực dân Pháp, NXBST, 1975, tr 94.
(2), (3): (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 NXBCTQG, 1995, tr 74 và 182).
(4) A.Patti: Tại sao Việt Nam, (dịch giả Lê Trọng Nghĩa), NXB Đà Nẵng, 1995, tr 370.
Cháy bỏng khát vọng độc lập, tự do! Thtx_014
Cháy bỏng khát vọng độc lập, tự do! Thtx_015Cháy bỏng khát vọng độc lập, tự do! Thtx_016Cháy bỏng khát vọng độc lập, tự do! Thtx_017



Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơn Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bình luận về bài viết

Bạn cần để bình luận về bài viết


Nếu chưa có tài khoản bạn vui lòng tài khoản

Quyền hạn của bạn:
Bạn không có quyền trả lời bài viết